| Hotline: 0983.970.780

Xuống giống sớm né rầy, mặn

Thứ Sáu 30/10/2015 , 07:10 (GMT+7)

Nước lũ nhỏ thì dịch bệnh và tàn dư của vụ trước khó bị tiêu diệt mà để lại sang vụ sau rất dễ bộc phát thành dịch hại. Cần chủ động phòng trừ đồng loạt nhằm giảm chi phí.

Ông Lê Thanh Tùng (ảnh), Phó phòng phụ trách vùng Nam bộ (Cục Trồng trọt) cho hay, theo kinh nghiệm năm nào lũ nhỏ ĐBSCL lại chịu cảnh xâm nhập mặn sớm và sâu vào nội đồng. Do vậy cần bố trí lịch thời vụ xuống giống sớm để "né" rầy và mặn.

14-41-48_nh-1-ong-le-thnh-tung-pho-phong-phu-trch-vung-nm-bo-cuc-trong-trot

Theo ông Tùng, nước lũ nhỏ thì dịch bệnh và tàn dư của vụ trước khó bị tiêu diệt mà để lại sang vụ sau rất dễ bộc phát thành dịch hại. Cần chủ động phòng trừ đồng loạt nhằm giảm chi phí.

Nông dân sẽ tăng 1 - 2 lần phun thuốc diệt cỏ, 2 lần phun thuốc trừ dịch hại, lượng phân bón cũng tăng... nên chi phí SX tăng khoảng 30%.

Theo dự báo mùa khô sẽ thiếu nước SX nông nghiệp, ông có khuyến cáo gì?

Mùa khô năm nay sẽ thiếu 20 - 40% lượng nước tưới, trong đó ĐBSCL chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Vụ lúa ĐX 2015-2016 toàn vùng dự kiến xuống giống hơn 1,6 triệu ha. Mặn xâm nhập sâu vào nội đồng khoảng 25 km từ bờ biển trở vào thì ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp 160.000 ha lúa ĐX. Vì vậy cần xuống giống sớm trước khi mặn xâm nhập.

Vùng thượng lưu có 600.000 ha ở trong vùng ngập lũ, nếu không xuống giống sớm thì sẽ khô hạn, cỏ dại, dịch bệnh xảy ra càng nguy hại hơn.

Việc xuống giống sớm để thích nghi tình hình khô hạn là điều cần thiết, tuy nhiên các địa phương cố gắng xuống giống trong tháng 10 dương lịch, cho dù năng suất lúa sẽ không đạt theo ý muốn.

Tuy nhiên nhìn tổng thể, các tỉnh ĐBSCL vẫn chấp nhận phương án xuống giống sớm trong tháng 10, chấp nhận sản lượng giảm đi một phần. Còn nếu không bố trí lịch xuống giống xuống sớm thì khả năng cứu lúa cho vùng hạ lưu bị xâm nhập mặn và cứu lúa cho vùng thượng lưu thiếu nước đầu vụ, số tiền sẽ nhiều hơn, nông dân sẽ vất vả hơn.

Xuống giống sớm để né mặn, tránh thiếu nước trong các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa ở các vùng sinh thái khác nhau nhằm tiết kiệm chi phí, đảm bảo năng suất.

Tình hình xuống giống vụ ĐX ra sao, thưa ông?

Thông thường lịch xuống giống hàng năm theo khuyến cáo của ngành Trồng trọt vào nửa cuối tháng 11 và nửa cuối tháng 12, tức là khoảng 20/11 trở đi gọi là chính vụ, để lúa trổ bông và thời điểm thích nghi nhất của biên độ nhiệt.

Đặc biệt, trong năm nay buộc phải xuống giống vào giữa tháng 10 dương lịch trở đi. Hàng năm lịch xuống giống trong tháng 10 là khoảng 120.000 ha, riêng. Năm nay Cục Trồng trọt khuyến cáo các địa phương xuống giống đạt 300.000 ha trong tháng này. Trong đó ít nhất có 100.000 ha vùng hạ lưu và 60.000 ha ở vùng thượng lưu.

Thông thường hàng năm có lũ vào tháng 11 và 12, cả vùng chỉ xuống giống 550.000 ha, riêng năm nay trong tháng 11 phấn đấu xuống giống đạt 650.000 ha. Theo đó, tháng 10 và 11 sẽ xuống giống nhiều hơn hàng năm khoảng 300.000 ha.

Như vậy, SX lúa sẽ đảm bảo an toàn đủ nước cho vùng thượng lưu và không bị xâm nhập mặn cho vùng hạ lưu.

Trong cuối tháng 12 và sang tháng giêng tiếp tục xuống giống, dĩ nhiên diện tích sẽ ít hơn, đa phần những diện tích xuống giống sau thường nằm ở giữa vùng sông Tiền và sông Hậu, vì đây là vùng không thiếu nước hay xâm nhập mặn xảy ra như một phần ở Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long và Trà Vinh, có thể đảm bảo năng suất lúa tốt nhất.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

1/3 huyện tại Quảng Nam bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Nam có 6 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gồm Hiệp Đức, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Đông Giang.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất