| Hotline: 0983.970.780

Ý kiến người trong cuộc

Thứ Tư 08/12/2010 , 09:20 (GMT+7)

Việc WWF đưa cá tra Việt Nam vào sách đỏ đã gây phản ứng quyết liệt và gay gắt đối với các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhiều hộ nuôi cá tra…

Việc Quỹ bảo tồn động vật hoang dã thế giới (WWF) đưa cá tra Việt Nam vào sách đỏ đã gây phản ứng quyết liệt và gay gắt đối với các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhiều hộ nuôi cá tra…

Ông Trần Văn Hùng - Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hùng Cá nói: “Tôi từng đi, đến và kiểm chứng sản phẩm của mình tại nhiều quốc gia trên thế giới, khẳng định rằng: thông tin của WWF đưa ra là không phù hợp, mang tính võ đoán, kỳ thị. Quy trình và công nghệ nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long ngày một hoàn thiện, đạt đẳng cấp quốc tế về mọi mặt. Chứng nhận đạt chuẩn Global GAP mang tính quốc tế với sản phẩm cá tra Việt Nam là tờ thông hành mang tính toàn cầu nên người tiêu dùng trên thế giới khi sử dụng sản phẩm cá tra Việt Nam hoàn toàn an tâm và thích thú”.

Một người nuôi cá tra chuyên cung cấp nguyên liệu cho Công ty TNHH Hùng Cá bày tỏ: “Những ngày qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng trong cả nước lên tiếng về con cá tra Việt Nam bị “liệt” vào sách đỏ, tôi nghĩ: chắc họ nhầm lẫn với một loại cá nào khác, chứ cá tra Việt Nam được nuôi trong môi trường sạch.

Tôi biết: các hộ nuôi cá tra ở Đồng Tháp và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đều áp dụng quy trình nuôi theo các tiêu chuẩn của hệ thống quản lý SQF 1000 CM của Hiệp hội Thủy sản đã hướng dẫn nên thịt cá tra ăn rất thơm ngon, bổ dưỡng…”.

Ông Nguyễn Thành Phong - Trưởng trạm Thủy sản huyện Hồng Ngự, là một trong số ít người ở Đồng Tháp nghiên cứu và thực hiện thành công quy trình cho cá tra sinh sản nhân tạo, ương - bán cá tra giống cho người dân có nhu cầu nuôi trong và ngoài tỉnh bộc bạch: “Việc đưa con cá tra vào sách đỏ của WWF là không đúng với thực tiễn, không thể hiện tính nhân văn hiện đại của cộng đồng xã hội văn minh ngày nay. Chính nghề nuôi cá tra đang giúp loài cá này được bảo tồn giống nòi bền vững và phát triển tốt nhất”.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Phân biệt rõ giữa thương lái và 'cò lúa'

CẦN THƠ Doanh nghiệp mua lúa qua thương lái, nông dân bán lúa cho thương lái để lấy tiền mặt. Vì vậy, cần xem thương lái là đối tác đồng hành trong chuỗi lúa gạo.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.