| Hotline: 0983.970.780

Ý nghĩa thực sự của bài "Tò vò mà nuôi con nhện"

Thứ Hai 27/06/2011 , 11:54 (GMT+7)

Thưa giáo sư, theo cháu quan sát thì nhện đẻ trứng vào tổ tò vò để tò vò nuôi lũ nhện con. Còn bạn cháu thì khẳng định đã nhìn thấy tò vò "tha" nhện về tổ làm thức ăn cho tò vò con. Mong giáo sư giải thích giùm cháu, có phải nhện đẻ trứng vào tổ tò vò để tò vò nuôi nhện con không?

* Thưa giáo sư, theo cháu quan sát thì nhện đẻ trứng vào tổ tò vò để tò vò nuôi lũ nhện con. Còn bạn cháu thì khẳng định đã nhìn thấy tò vò "tha" nhện về tổ làm thức ăn cho tò vò con. Mong giáo sư giải thích giùm cháu, có phải nhện đẻ trứng vào tổ tò vò để tò vò nuôi nhện con không?

Bạn đọc (mecopkute@ovi.com)

Ca dao Việt Nam có những câu: Tò vò mà nuôi con nhện/Đến khi nó lớn, nó quyện nhau đi/Tò vò ngồi khóc tỉ ti/Nhện ơi! Nhện hỡi! Mày đi đằng nào?

Khi tò vò xây tổ xong nó sẽ đi kiếm nhện và đốt cho chúng sống dở chết dở. Sau đó tò vò mang nhện về tổ rồi lấp đất lại. Không phải tò vò nuôi nhện mà nó bắt, nhốt nhện vào tổ, đẻ trứng trong đó chờ khi ấu trùng tò vò ra đời thì có sẵn nguồn thức ăn dự trữ. Ấu trùng tò vò lớn lên thì nhện cũng "quện nhau đi"- có nghĩa là hết đời.

Như vậy, nhện hoàn toàn không phải là con vật được làm ơn rồi vô ơn, bội bạc mà nó là nạn nhân của tò vò. Đó là tập tính sống đó của tò vò. Những hình thức con nuôi, con đòi trong xã hội xưa phải chăng chính là một điển hình của chuyện "Tò vò mà nuôi con nhện"? Núp dưới danh nghĩa con nuôi nhưng thực chất là lợi dụng sức lao động của nạn nhân. Và như thế, phải chăng, phần đông chúng ta vẫn đang hiểu sai về ý nghĩa của một bài ca dao cổ.

* Ở làng cháu, người có cùng họ Vũ thì không được kết hôn với nhau cho dù là 5 hay 10 đời, vì trong làng trước đây chỉ có một ông tổ họ Vũ. Lý do không thể kết hôn được vì có cùng huyết thống. Thưa giáo sư, theo khoa học như vậy có đúng không?

Khánh Vũ (duytan198562@yahoo.com)

Mọi người phải sống và làm việc theo pháp luật. Hiểu một cách đơn giản là, anh em họ, những người có cùng dòng máu trực hệ  không được lấy nhau. Tình trạng này còn khá phổ biến ở các dân tộc Lô Lô, Si La, Pupéo, Brâu, Ơđu... là một trong những nguyên nhân làm suy thoái chất lượng giống nòi, bởi theo nhiều nghiên cứu, những đứa trẻ sinh ra từ các cuộc hôn nhân cận huyết thống dễ có nguy cơ mang các bệnh di truyền.

Đôi vợ chồng già người Lô Lô sống tại xóm Sảng Pả, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang lấy nhau đã hơn 30 năm nay. Có điều, ông chồng lại chính là anh họ của bà vợ. Ông Lò Sỉ Páo, Trưởng xóm Sảng Pả, thị trấn Mèo Vạc cho biết: “Những cuộc hôn phối con cô, con cậu đã thành tục lệ lâu đời của người dân tộc Lô Lô, bởi họ hàng cùng dòng máu có lấy nhau thì mới thương nhau, mới giữ được của nả trong nhà. Tổ tiên truyền lại rằng, lấy trong họ tộc để không mang của nả sang họ khác, vợ chồng cũng không bỏ nhau…”.

Xóm Sảng Pả nằm giữa thị trấn Mèo Vạc, có 4 cặp vợ chồng là anh em họ. Ngược lên vùng núi cao hơn, xóm Cờ Tảng, xã Xín Cái, nằm cách thị trấn Mèo Vạc 25km có 26 nóc nhà, thì có đến 10 cặp vợ chồng là con cô lấy con cậu. Để tránh ảnh hưởng của việc hôn nhân cận huyết thống, theo điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định về những trường hợp cấm kết hôn, trong đó có quy định cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời.

Cách tính “đời” trong Luật Hôn nhân và gia đình như sau: Giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời là giữa những người cùng một gốc sinh ra: Cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha, mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ 2; anh chị em con bác, con chú, con cô, con cậu, con dì là đời thứ 3.

Về mặt y học, nếu thế hệ cha mẹ càng xa bao nhiêu thì thế hệ con càng tiếp thu các mặt tích cực của cha mẹ bấy nhiêu và ngược lại. Chính vì vậy việc quy định như bạn phản ánh là sai pháp luật và chính quyền địa phương cần can thiệp để thực hiện quyền tự do kết hôn theo đúng pháp luật của các đôi trai gái thực sự yêu nhau.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.