| Hotline: 0983.970.780

“7 kỳ quan thiên nhiên mới” vướng tranh cãi tiền phí hàng triệu đô

Thứ Ba 22/11/2011 , 14:44 (GMT+7)

Các nhà tổ chức của cuộc bầu chọn “7 kỳ quan thiên nhiên mới” hiện đang vướng vào cuộc tranh cãi liên quan các loại phí được cho là “bất ngờ”, lên tới hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu đô la Mỹ.

Các nhà tổ chức của cuộc bầu chọn “7 kỳ quan thiên nhiên mới” hiện đang vướng vào cuộc tranh cãi liên quan các loại phí được cho là “bất ngờ”, lên tới hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu đô la Mỹ.  

Maldives tuyên bố rút lui khỏi "7 kỳ quan thiên nhiên mới" do không trang trải được số phí New7Wonders đưa ra

Được phát động vào năm 2007, dự án bầu chọn “7 kỳ quan thiên nhiên mới”, là “con đẻ” của Bernard Weber, một chuyên gia marketing Canada-Thụy Sỹ. Tổng cộng 440 hình ảnh về các kỳ quan tự nhiên ở 220 quốc gia đã được gửi đến, và sau đó danh sách được chọn lọc bởi một nhóm do giáo sư Federico Zaragoza, người từng đứng đầu tổ chức UNESCO, dẫn đầu.

Nhưng sau khi phải trả khoản phí đăng ký 199USD, mỗi nước sau đó được yêu cầu tham gia vào một chiến dịch marketing toàn cầu nổi bật, trong đó có chuyến “World Tour” (Vòng quanh thế giới).

Maldives và Indonesia đã rút khỏi cuộc đua bình chọn 7 kỳ quan thiên nhiên mới của tổ chức New7Wonders và cáo buộc các nhà tổ chức của New7Wonders đòi hỏi một loạt các loại phí đầy “bất ngờ” lên tới 1 triệu USD, mặc dù họ đã đóng phí đăng ký 199USD, tờ The Guardian của Anh đưa tin.

Tuy nhiên, người phát ngôn của New7Wonders Foundation, Eamonn Fitzgerald, khẳng định những cáo buộc trên là vô căn cứ. Ông Fitzgerald cũng chỉ cho người đọc tới mẩu thông tin mà ông đã viết trên “Minivan News” của Maldives, rằng New7Wonders “bị vướng vào vấn đề chính trị của hai nước”.

Trong khi đó, cáo buộc đối với New7Wonders Foundation của Maldives bắt đầu xuất hiện vào đầu tháng 5 vừa qua, sau khi Bộ trưởng Du lịch của nước này, Thoyyib Mohamed, tuyên bố Maldives sẽ rút khỏi cuộc đua bình chọn “bởi những yêu cầu bất ngờ về những khoản tiền rất lớn của các nhà tổ chức New7Wonders”.

Maldives tham gia vào cuộc bình chọn của New7Wonders vào đầu năm 2009 và đã đóng phí tham gia 199USD. Tuy nhiên, theo họ, chi tiết về các sáng kiến chung và phí phát sinh đã không được nêu rõ trước khi ký. Tổng cộng, những khoản phí phát sinh đó lên tới hàng triệu đô la Mỹ.

Những khoản tiền Maldives cho biết bị yêu cầu đóng bao gồm:

1. Phí đăng ký tài trợ bạch kim 350.000USD

2. Hai loại phí đăng ký tài trợ vàng, mỗi loại 210.000USD

Phí cho sự kiện “World Tour”, mà Maldives phải trả các chi phí ăn ở, đi lại.. cho phái đoàn tới thăm nước này

3. Phí đăng ký cho một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông quốc gia tham gia chiến dịch New7Wonders: 1 triệu USD, nhưng sau đó giảm xuống 500.000USD

4. Phí đăng ký cho một hãng hàng không Maldives để gắn logo trên máy bay: 1 triệu USD.

Maldives cũng nhấn mạnh một thông cáo báo chí của UNESCO ngày 9/7/2007 rằng: “Mặc dù UNESCO đã nhiều lần được mời ủng hộ cho dự án này (cuộc bình chọn “7 kỳ quan thế giới mới” trước đó, cũng do New7Wonders tổ chức), nhưng UNESCO quyết định không cộng tác”.

Vài tháng sau đó, chính phủ Indonesia cũng rút khỏi cuộc bình chọn cho Công viên quốc gia Komodo của họ và đặt nghi vấn về mức độ tin cậy của các nhà tổ chức, tờ The Jakarta Post đưa tin.

Hãng tin Indonesia cho biết bất đồng bắt nguồn từ tuyên bố trước đó của New7Wonders rằng Công viên quốc gia Komodo có thể bị bỏ khỏi danh sách cuối cùng sau khi “chính phủ từ chối trả một khoản phí đăng ký 10 triệu USD và phí công bố giải thưởng 35 triệu USD để tổ chức lễ công bố những kỳ quan giành chiến thắng”.

Luật sư đại diện cho Bộ Du lịch Indonesia còn cho biết đang xem xét kiện New7Wonders. “Chúng tôi muốn cho họ một bài học rằng khi một tổ chức thu hút được sự chú ý của toàn thế giới, họ cần phải công bằng với tất cả các bên tham gia”, luật sư đại diện cho hay.

Mặc dù từ chối đóng phí và tuyên bố rút lui, hai nước trên vẫn có tên trong cuộc bình chọn, và Công viên quốc gia Komodo của Indonesia đã lọt vào danh sách tạm công bố của 7 kỳ quan thiên nhiên mới hôm 11/11 vừa qua.

Một số nước cũng ủng hộ tích cực cho cuộc bầu chọn này của New7Wonders nhằm quảng bá, thúc đẩy du lịch. Tổng thống Philippines Aquino cũng đích thân tham gia vận động cho Sông ngầm Puerto Princesa của nước này và kỳ quan cũng lọt vào 7 kỳ quan thiên nhiên mới được công bố hôm 11/11.

(Theo Dân trí)

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm