| Hotline: 0983.970.780

Những chiêu trò xí phần: Trên có kế sách, dưới có... đối sách

Thứ Ba 06/03/2012 , 09:15 (GMT+7)

Không ít chủ đầu tư chấp nhận bỏ cuộc vì chính quyền mạnh tay, nhưng cũng có trường hợp “sống sót” nhờ biết cách đối phó.

Chuyện xí phần trở thành đương nhiên ở các KCN bỏ hoang, không ít chủ đầu tư chấp nhận bỏ cuộc vì chính quyền mạnh tay, nhưng cũng có trường hợp “sống sót” nhờ biết cách đối phó.

>> Những chiêu trò xí phần: Có ưu đãi tội gì không xí
>> Xã “đầu binh cuối cán”, dân tự cứu mình
>> Ý kiến chuyên gia
>> Cuộc chiến vì niêu cơm
>> Tan giấc mơ công nhân
>> Chủ đầu tư ''nổ'', dân khốn khổ
>> Khu công nghiệp mang lại nỗi buồn 

Độc chiêu đối phó “tối hậu thư”

Liên quan đến câu chuyện xí phần của các nhà đầu tư, ông Nguyễn Quốc Mậu, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp và dịch vụ xã Bá Hiến (huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc), địa phương mà KCN Bá Thiện đã bỏ hoang suốt 5 năm trời bức xúc: “Chủ đầu tư thu hồi đất lấy được rồi bỏ hoang thì chỉ có mục đích xí phần mà thôi. Họ cứ lấy lý do suy thoái kinh tế thế này thế nọ nhưng tất cả chỉ là viện cớ. Bởi vì khi suy thoái qua rồi, vẫn không thấy bóng dáng nhà đầu tư đâu cả. Mấy bận tôi tìm để khiếu nại vấn đề KCN ảnh hưởng đến diện tích lúa xung quanh nhưng tìm cả năm chủ đầu tư vẫn bặt vô âm tín”.

Nỗi bức xúc của ông Mậu không phải không có lý. Chủ đầu tư ở KCN Bá Thiện là Tập đoàn Hồng Hải, một trong những đơn vị khá “máu me” trong việc thu hồi đất để xây dựng KCN. Do bỏ hoang KCN thời hạn quá lâu nên năm ngoái UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã gia hạn đến ngày 31/12/2011 nếu không triển khai xây dựng sẽ thu hồi giấy phép đầu tư.

Sau khi nhận được “tối hậu thư” của tỉnh, Tập đoàn Hồng Hải đối phó bằng cách đợi đến ngày 30/12, tức trước thời hạn cuối cùng một ngày mới mang máy móc đến để xây dựng. Một động thái mà ngay khi bắt đầu thôi người dân địa phương đã “ngửi thấy mùi” của hình thức đối phó. “Ai đời, một KCN rộng hơn 300 ha nhưng hôm chúng tôi đến chỉ có một vài chiếc máy xúc đất để động thổ làm hàng rào. Động thái khiến bất cứ ai nhìn vào đều cảm thấy “ngứa mắt”:

Tiếp tục kể tội nhà đầu tư, ông chủ nhiệm HTX nông nghiệp Bá Hiến còn mỉa mai rằng, trái với tốc độ thi công rùa bò, sau khi có được đất của người dân, chủ đầu tư KCN Bá Thiện nhanh chóng phân diện tích được giao thành 36 lô rồi “găm” lại chờ giá thích hợp sẽ chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác. Thành thử mới có chuyện, trước khi thu hồi đất cả chính quyền lẫn DN đều hứa đến thời điểm tháng 7/2011 sẽ xây dựng xong nhà điều hành nhưng đến nay vẫn còn là bãi đất hoang.

Tất nhiên, mục tiêu phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 nên Vĩnh Phúc “không để yên” những dự án như thế. Trong kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XV, rất nhiều cử tri bức xúc về vấn đề bỏ hoang, chây ì không chịu triển khai xây dựng của Tập đoàn Hồng Hải. Ông Phùng Quang Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, đã phải trấn an: “Phát triển công nghiệp gắn liền với đô thị hóa là cần thiết, nhưng cần phải quản lý theo quy hoạch và có lộ trình thực hiện cụ thể. Việc giao đất, cho thuê đất trong thu hút đầu tư phải lựa chọn các dự án có suất đầu tư cao, có hiệu quả và tiết kiệm đất”.

Nghe những lời ấy nông dân Bá Hiến mừng ra mặt. KCN Bá Thiện lập tức đón luồng gió mới khi chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc ra tay giải thể trước thời hạn cho Cty TNHH Tocad và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của hai dự án đầu tư trong nước. Nguyên nhân là do các nhà đầu tư này đã nhiều lần giãn tiến độ và không thèm trả lời ngay cả khi tỉnh có văn bản đôn đốc. Nhưng với Tập đoàn Hồng Hải thì chưa có lúc nào người dân cảm thấy được giải quyết thỏa đáng. Bỏ hoang suốt 5 năm trời vậy mà nhờ vào độc chiêu động thổ trước thời hạn thu hồi nên đến nay họ vẫn còn “sống sót”.

Tương tự Bá Thiện là câu chuyện về 111,9 ha ở KCN Vân Trung (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang), và lại là Tập đoàn Hồng Hải. Năm 2011, UBND tỉnh đã 3 lần làm việc với chủ đầu tư và có những yêu cầu quyết liệt, nếu đến hết tháng 9/2011 mà chủ đầu tư không triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng thì UBND tỉnh sẽ đơn phương điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, sau ngày 15/12/2011, nếu các yêu cầu trên không được thực hiện thì ban quản lý các KCN tỉnh sẽ thu hồi giấy chứng nhận đầu tư. Tiếp tục phát huy “độc chiêu” ở Vĩnh Phúc, sau khi nhận “tối hậu thư” quy định đến hết ngày 15 thì ngày 14 chủ đầu tư kéo máy móc về “múa may” để khởi động lại dự án. Người dân địa phương bức xúc quá nên kéo nhau ra giữ đất không cho làm. Cấm càng tốt, bởi mục đích của chủ đầu tư chỉ để che mắt chính quyền.

Giữ đất do ám ảnh chuyện xí phần

Trong khi nhiều KCN dành cho cỏ mọc, UBND tỉnh Bắc Giang lại tiếp tục cấp phép cho DN khác lấy hàng chục ha đất 2 lúa của nông dân. Trái với thời điểm “chỉ cần hứa, đền bù và lấy đất”, mấy dự án này vấp phải sự phản ánh gay gắt, thậm chí là sự chống đối. Nguyên nhân? Trong mắt nông dân, các nhà đầu tư chỉ nhăm nhăm xí phần nên họ không còn tin nữa.

Dự án sản xuất gạch của Cty CP Tập đoàn Thạch Bàn được cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại địa điểm N3 và CX4 thuộc xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng. Tổng diện tích hơn 24 ha với hình thức cho thuê không quá 50 năm. Ông Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Nguyễn Thế Cường say sưa nói về dự án trong tương lai: Với số vốn đầu tư gần 700 tỷ đồng, nhà máy sản xuất gạch sẽ thu hút gần 1 nghìn lao động địa phương. Doanh thu từ nhà máy đạt 940 tỷ đồng, bình quân 1 lao động làm ra gần 1 tỷ đồng/năm. Ngân sách của tỉnh Bắc Giang mỗi năm sẽ có thêm 50 tỷ đồng từ tiền thuế nhà máy nộp và người lao động tại đây sẽ được hưởng lương ít nhất 3 triệu đồng/người/tháng. Với năng lực như chúng tôi thì tỉnh nào cũng muốn trải thảm đỏ để đón tiếp. Năm 2007, tỉnh Bắc Ninh cũng đã phê duyệt cho chúng tôi 22 ha, tuy nhiên, chúng tôi ưu tiên chọn tỉnh Bắc Giang.

Theo báo cáo của BQL các KCN tỉnh Vĩnh Phúc, trong 15 dự án FDI xin giãn tiến độ thì có đến 3 dự án đã có quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, 2 dự án có quyết định chấm dứt hoạt động, 2 dự án giải thể và 1 dự án bị rút giấy chứng nhận đầu tư. Mặc dù vậy, những “cái chết” này của chủ đầu tư vẫn chưa thể phản ánh hết thực trạng xí phần ở các KCN.

Như bao chủ đầu tư khác khi bắt tay vào công nghiệp, ông Cường làm một phép tính mà nếu nghe qua chắc chắn nông dân mất đất không còn lăn tăn gì được nữa: Cấy một sào lúa cùng lắm là 3 tạ/vụ, tương đương 2,4 triệu. Nếu chuyển đổi đất cho nhà máy sẽ được đền bù 54,9 triệu đồng, gửi tiết kiệm lãi suất 14%/năm sẽ được mỗi năm gần 8 triệu, cao hơn nhiều so với trồng lúa, mà lại không mưa nắng, nhọc nhằn. Một viễn cảnh tươi đẹp đã được những người “có trách nhiệm” dựng lên, những động thái đảm bảo đây là dự án đầu tư thật, vốn thật và sản xuất thật. Nhưng vì sao dự án chậm khởi công gần 1 năm, nông dân không chịu giao ruộng? Họ sợ. Sợ dự án lấy đất rồi lại bỏ hoang, sợ DN lại xí phần đất… “Dư chấn của các dự án trước làm chúng tôi khiếp rồi. Họ hứa với dân nhiều nhưng không làm. KCN chỉ đem lợi cho chủ đầu tư thôi, nên bây giờ chúng tôi không tin nữa”, một lão nông ở xã Tiền Phong nói.

Vì người dân quan niệm như thế nên mặc dù UBND huyện Yên Dũng đã 2 lần tổ chức cưỡng chế thu hồi đất nhưng dự án vẫn chỉ nằm trên giấy.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm