| Hotline: 0983.970.780

Bài 1: Ruộng đồng con gửi... cha cày

Thứ Ba 13/03/2012 , 11:01 (GMT+7)

Thanh niên nông thôn là nguồn lao động dồi dào nhất. Nhưng hiện nay ở nông thôn, nhiều người đã ly hương, tứ tán.

Thanh niên nông thôn là nguồn lao động dồi dào nhất. Nhưng hiện nay ở nông thôn, nhiều người đã ly hương, tứ tán. Thay vào đó, chỉ toàn người già lăn lộn với ruộng đồng. 

Người già bám ruộng

Đang trong mùa làm đất chuẩn bị gieo cấy, chúng tôi về cánh đồng rộng mênh mông tại thôn Phương Xá, xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Hình ảnh đầu tiên đập ngay vào mắt, đó là trên khắp thửa ruộng chỉ toàn người già đang lúi húi làm đất. 

Vào mùa gieo cấy ngoài đồng chỉ còn lại người già

Ông Ngô Văn Khinh (72 tuổi) cho biết, nhà ông có 7 người con, như trước đây mỗi khi vào mùa là con cái xúm lại làm. Mấy năm trở lại đây, đứa lập ra đình, đứa đi ra Hà Nội làm thuê, còn mấy đứa nhỏ mới vừa học xong cấp ba cũng xin đi làm công nhân ở các khu công nghiệp, ở nhà chỉ còn lại hai ông bà già vật lộn với vài sào ruộng.

Xét về điều kiện kinh tế, gia đình ông Khinh cũng vào dạng khá giả hơn so với nhiều nhà hàng xóm. Nhưng ngược lại con cái lớn lên chẳng ai theo học một lớp nghề nào cả. Lý giải về điều này, ông Khinh cho biết thanh niên bây giờ chẳng ai thích làm nghề nông, tâm lý thích bay nhảy nên hầu hết rời làng vào các khu công nghiệp làm để giữ sĩ diện là mình không phải người làm nông. Như nhà ông Khinh, đứa lớn tìm lối thoát cho mình bằng việc... lấy vợ giàu. Những đứa kế tiếp học xong cấp ba cũng lần lượt đi làm thuê, một số vào làm công nhân cho các khu công nghiệp.

Ông Tạ Văn Cường, trưởng xóm 12 thôn Phước Xá cho biết, cả xóm có 230 hộ chiếm 750 nhân khẩu, trong đó có tới 300 khẩu trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, có tới hơn 50% thanh niên đi làm ăn xa ở các thành phố lớn. "Hai năm trở lại đây thôn Phước Xá có mở các lớp đào tạo nghề như thêu thổ cẩm, đan móc sợi… Tuy nhiên, sau khi người dân học xong thì việc làm chẳng có. Có thời điểm DN đặt hàng nhưng khi làm xong sản phẩm họ lại chẳng về thu mua,  bà con đành bỏ nghề để làm việc khác.

"Sở dĩ thanh niên không thích nghề nông là vì hai lý do. Thứ nhất, ruộng nương phải nhường cho các nhà máy, xí nghiệp nên người dân không còn đất để làm. Thứ hai, nhà nào còn ruộng thì cả vụ thu hoạch chỉ được khoảng một tấn lúa, bán đi may ra được 3- 4 triệu bạc. Trong khi một người có sức khỏe như thanh niên bây giờ, chẳng học hành gì xin đi làm công nhân một tháng cũng kiếm được cả tấn lúa.

Đổ xô lên chốn thị thành

Không có việc làm thường xuyên ở quê chính là nguyên nhân trực tiếp khiến dòng lao động trẻ đổ xô lên thành phố mưu sinh. Anh Trần Văn Đạo (xã Hà Ninh, huyện Hà Trung, Thanh Hóa) sau khi học xong cấp ba không thể theo tiếp con đường học hành. Ở quê cũng chẳng có việc gì để làm, Đạo đành ra Hà Nội làm thuê. Anh tâm sự: “Khi học xong cấp ba mình cũng có ý định đi học một cái nghề gì đó để lập nghiệp ở quê, nhưng tìm mãi mà chẳng có nghề nào phù hợp. Định học lớp sửa chữa điện, nhưng lại phân vân nghề này ở quê biết làm cho ai để sống. Thấy nhiều người học nghề xong mà vẫn không xin được việc nên mình cũng nản chẳng muốn học gì cả”.

Thanh niên bỏ xứ đi làm ăn xa

Anh Đạo cho biết, anh có một người bạn tên Hùng, trước đây Hùng cũng theo học lớp trung cấp điện công nghiệp. Học xong hai năm tốn bao nhiêu tiền của gia đình, nhưng khi ra trường đi xin việc ở đâu họ cũng chẳng nhận. Có lần Hùng nộp hồ sơ vào một nhà máy giấy, đến khi phỏng vấn rồi cũng bị loại bởi vì họ chỉ tuyển công nhân điện có trình độ cao đẳng trở lên. Chán nản bởi  bằng cấp "non" của mình, anh chẳng muốn học tiếp,  đành xin đi theo tổ xây dựng làm phụ hồ. Được một thời gian thì chán nghề xây, anh chuyển sang làm xe ôm,  trừ tiền xăng mỗi ngày cũng kiếm được trên trăm nghìn.

Mang tiếng là thoát ly khỏi nghề nông, nhưng thực ra những người đi làm ăn xa như Đạo quả thực rất vất vả. Khi lên Hà Nội, anh phải thuê một căn phòng trọ lụp xụp, ba bốn người ở chen chúc nhau để giảm bớt gánh nặng về tiền phòng. Một tháng làm phụ hồ Đạo cũng kiếm được 3,5 triệu đồng, trừ tiền ăn, tiền nhà, tiền sinh hoạt hàng ngày cũng vừa đủ, chẳng dư ra được đồng nào. Đó là chưa kể đi chơi với bạn bè, hoặc những ngày ốm đau còn không có tiền mua thuốc. “Như mình còn đỡ, nhiều người lên thành phố làm thuê đua đòi bạn bè rượu chè, hút chích gây ra đủ các tệ nạn xã hội, rồi cuối cùng là cả gánh nặng cho gia đình, người thân”, Đạo tâm sự.

Không chỉ ở các xã vùng quê, ngay ở đất thị trấn tình trạng thanh niên thất nghiệp bỏ đi làm ăn xa cũng nhiều vô kể, đó là điều mà chị Lê Thị Hồng, Bí thư Đoàn thanh niên tiểu khu 5, thị trấn Hà Trung trăn trở. Đoàn viên thanh niên ở làng chị nhiều lắm, nhưng "chúng nó" chỉ nằm trên sổ sách. Hiện tại bây giờ chỉ còn lại ít người đang sinh hoạt. Còn lại đa số đoàn viên thanh niên tuổi từ 18- 30 đã ly hương để kiếm kế mưu sinh, tết họ về nhà. “Mới đây xã tổ chức đại hội đoàn, mỗi đơn vị tiểu khu phải tìm 5 người tham gia, nhưng tìm mãi chẳng được ai tôi đành phải vận động cả những người có gia đình đã "U40"  đi dự”, chị Hồng cho biết.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm