| Hotline: 0983.970.780

Gỡ 'thẻ vàng' IUU - Vì tương lai thủy sản Việt Nam: [Bài 4] Thủy sản xanh là đích đến

Thứ Năm 25/04/2024 , 10:24 (GMT+7)

'Sau thẻ vàng IUU phải là ngành thủy sản bền vững, tăng nuôi trồng, giảm khai thác để phát triển bền vững. Đó mới là đích đến', Bộ trưởng Lê Minh Hoan tâm tư.

Ngư dân mong sớm gỡ "thẻ vàng" IUU

Cùng với sự nỗ lực của lực lượng chức năng, các ngư dân Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang góp phần không nhỏ trong việc thực hiện các khuyến nghị của EC trong việc phòng chống khai thác IUU. Bằng những hành động trách nhiệm hơn, bà con ngư dân đều mong sớm gỡ "thẻ vàng" để đầu ra các loại hải sản được ổn định, đời sống người dân nâng cao hơn.

Thẻ vàng EC là 'vòng kim cô' không chỉ trói buộc ngư dân mà còn khiến cho hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế bị ảnh hưởng. Ảnh: Lê Bình.

Thẻ vàng EC là "vòng kim cô" không chỉ trói buộc ngư dân mà còn khiến cho hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế bị ảnh hưởng. Ảnh: Lê Bình.

Luôn kiểm tra thiết bị giám sát hành trình trước khi tàu xuất bến là việc làm không thể quên của anh Đoàn Minh Đức (chủ tàu cá tại Kiên Giang, đánh bắt cá cơm tại vùng biển Côn Đảo). Anh Đức luôn ý thức được nếu thiết bị này không hoạt động ổn định, tàu có thể vi phạm vùng biển nước ngoài khi đánh bắt tại vùng giáp ranh. Không chỉ bị bắt giữ, phạt tù, phạt tiền, tịch thu tàu mà còn ảnh hưởng đến nỗ lực gỡ "thẻ vàng" của cả nước.

"Chúng tôi hoạt động thì kết nối mạng 24/24. Hơn nữa là không bao giờ xâm phạm bên lãnh thổ của nước bạn, đánh bắt ở đâu rồi tuân thủ theo pháp luật chứ không bao giờ mà xâm phạm của nước bạn được hết”, anh Đức bày tỏ.

Không cần coi gỡ "thẻ vàng" là việc của các lực lượng chức năng. Hiện hầu hết các ngư dân đã tự giác chấp hành các quy định của pháp luật khi hành nghề trên biển. Đặc biệt là tuân thủ việc lắp đặt và duy trì thiết bị giám sát trong suốt quá trình đánh bắt.

"Thuyền chúng tôi đánh bắt tại vùng nào là mình ghi vào trong cái quyển nhật ký của mình hết. Chúng tôi cũng được hướng dẫn rất kĩ về việc tuân thủ vùng đánh bắt hợp pháp, từng kinh độ, vĩ độ bao nhiêu cũng được thực hiện kê khai đầy đủ, không để vi phạm sang vùng biển của nước ngoài”, ông Nguyễn Văn Tôn, chủ tàu cá tại TP Vũng Tàu chia sẻ.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 4.666 tàu cá thuộc diện đăng ký, quản lý, cấp phép. Trong đó có hơn 3.300 chiếc đánh bắt xa bờ. Thời gian qua, chính quyền địa phương và ngư dân đã vào cuộc quyết liệt để chống khai thác EU.

Nhiều mô hình, giải pháp hay đã được Bà Rịa - Vũng Tàu áp dụng để ngư dân hiểu, tuân thủ nghiêm những quy định trong khai thác thủy hải sản. Ảnh: Lê Bình.

Nhiều mô hình, giải pháp hay đã được Bà Rịa - Vũng Tàu áp dụng để ngư dân hiểu, tuân thủ nghiêm những quy định trong khai thác thủy hải sản. Ảnh: Lê Bình.

Theo ông Phan Thạch, Chủ tịch UBND xã Phước Tỉnh (huyện Long Điền), để ngăn chặn tình trạng đánh bắt thủy sản trái phép, 9 ấp trên địa bàn xã đã thành lập 9 nhóm Zalo kết nối các chủ phương tiện, thuyền trưởng, thuyền viên. Ngoài thông tin tuyên truyền liên quan đến chống khai thác IUU, các nhóm còn kịp thời thông báo các tàu bị mất, kết nối vượt ranh giới đánh bắt, giúp chủ tàu kịp thời khắc phục hoặc báo cáo cơ quan chức năng hỗ trợ giải quyết nhanh nhất.

"Các nhóm này luôn cập nhật tin tức hàng ngày và đồng thời cũng nhắc nhở bà con phải quan tâm chú ý đến nhóm. Mỗi khi có thông báo thì bà con ngư dân cũng sẽ tranh thủ xem đó là văn bản đó gì, nội dung gì, mang lại lợi ích gì cho bà con ngư dân”, ông Thạch chia sẻ.

Các buổi tuyên truyền phòng, chống khai thác thủy hải sản bất hợp pháp, liên tục được chính quyền các địa phương tổ chức thông qua nhiều hình thức khác nhau. Nhờ đó nâng cao nhận thức của ngư dân trong việc đảm bảo các quy định trong khai thác thủy sản.

Từ đầu năm đến nay, các địa phương bước vào giai đoạn cao điểm thực hiện chống khai thác IUU, trong đó tập trung vào việc tăng cường giám sát tàu cá hoạt động trên biển, tổ chức kiểm tra tàu khi xuất bến và thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc hải sản. Chấp hành nghiêm các quy định này, bà con mong muốn sớm gỡ "thẻ vàng" để các loại hải sản có cơ hội xuất khẩu đi nhiều nơi hơn.

Hành động vì tài nguyên quốc gia

Luôn đau đáu về thẻ vàng của EC và quyết tâm cùng các địa phương phải gỡ bằng được thẻ vàng IUU, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng ngành thủy sản nói riêng cần có cái nhìn xa hơn, bền vững hơn.

Bộ trưởng yêu cầu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu tăng cường hơn nữa công tác này, rà soát các khuyến nghị của EC để khắc phục, làm tốt hơn nữa công tác IUU với mục tiêu không phải để đối phó mà là vì một ngành thủy sản phát triển xanh, bền vững.

“Chúng ta không phải hành động chỉ vì thẻ vàng IUU mà chúng ta hành động vì nguồn lợi thủy sản của Việt Nam, cho thế hệ hôm nay và cho thế hệ tương lai”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ.

Hiện, xu hướng thủy sản toàn cầu là hướng đến một đại dương xanh, thủy sản bền vững thì đồng nghĩa với nói không với khai thác kiểu tận diệt. Xâm phạm vào vùng biển quốc gia khác cũng giống như xâm phạm chủ quyền quốc gia nên cần bị lên án và xử lý. Trong đó, việc các ngư trường dần cạn kiệt là nguyên nhân chính khiến nhiều tàu cá cố tình vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác. Do đó, để phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững, nhiều quốc gia cũng đang khuyến khích ngư dân thay đổi cơ cấu.

Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương quyết liệt trong việc xây dựng ngành thủy sản theo hướng bền vững, giảm khai thác, tăng nuôi trồng.

Thời gian tới, nuôi trồng thủy sản của Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ phát triển theo tiêu chí 'kiềng ba chân': sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và an toàn thực phẩm. Ảnh: Lê Bình.

Thời gian tới, nuôi trồng thủy sản của Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ phát triển theo tiêu chí “kiềng ba chân”: sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và an toàn thực phẩm. Ảnh: Lê Bình.

Ông Nguyễn Công Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết, tỉnh cũng đã có những quy hoạch không gian nuôi biển, đưa ngư dân tham gia các hợp tác xã, hướng dẫn nuôi lồng bè để chủ động hơn, giảm mật độ đội tàu.

"Mỗi bến cảng có ban quản lý bến cảng, Chi cục Thủy sản, nhà vựa, đầu nậu, doanh nghiệp và ngư dân xuất, cập bến làm sao gắn bó, hỗ trợ để tạo ra hệ sinh thái từng cảng”, ông Vinh thông tin.

Bà Rịa - Vũng Tàu cũng nhận định, đây là cơ hội để tỉnh cấu trúc lại nghề cá, một ngành thủy sản minh bạch, trách nhiệm, bền vững; cân đối giữa khai thác, nuôi trồng với bảo tồn để làm sao nguồn lợi thủy sản sinh sôi, nảy nở.

Nuôi biển có khả năng tạo ra đột phá kinh tế, góp phần tạo nguồn cung nguyên liệu ổn định cho xuất khẩu thủy sản và trở thành trọng điểm trong chiến lược phát triển nghề cá bền vững.

UBND tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch hành động phát triển thủy sản tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 với mục tiêu phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng, phấn đấu đến năm 2030 có tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 23.000 tấn/năm, khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản có tính giải trí, mỹ nghệ, trang sức theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch và xuất khẩu.

Bà Phạm Thị Na, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bà Rịa - Vũng Tàu, mục tiêu đến năm 2025 diện tích mặt nước nuôi biển trên địa bàn tỉnh khoảng 150ha, đến năm 2030 diện tích khoảng 200ha. Để đạt mục tiêu này, việc nuôi trồng thủy sản của tỉnh sẽ phát triển theo tiêu chí “kiềng ba chân”: sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và an toàn thực phẩm.

Cụ thể, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ con giống, vật tư đầu vào, vật liệu làm lồng, nuôi thương phẩm đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm, trong đó doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ đóng vai trò hạt nhân.

Côn Đảo có nhiều lợi thế về nuôi biển, sẽ trở thành một trong những mô hình điểm của Bà Rịa - Vũng Tàu trong phát triển ngành thủy sản bền vững. Ảnh: Lê Bình.

Côn Đảo có nhiều lợi thế về nuôi biển, sẽ trở thành một trong những mô hình điểm của Bà Rịa - Vũng Tàu trong phát triển ngành thủy sản bền vững. Ảnh: Lê Bình.

“Bên cạnh đó, tỉnh tổ chức lại các cơ sở nuôi nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức quản lý có sự tham gia của cộng đồng, trong đó chú trọng các mô hình tổ tự quản, HTX nhằm tăng cường giúp đỡ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ môi trường. Tỉnh cũng kết hợp giữa nuôi biển với hoạt động các ngành kinh tế khác để tận dụng hệ thống cơ sở hạ tầng và hỗ trợ các hoạt động sản xuất trên biển”, bà Na nhấn mạnh.

Huyện Côn Đảo là địa phương đang thí điểm nuôi biển của tỉnh với diện tích rộng 2ha. Với điều kiện tự nhiên là có những vùng vịnh kín gió, nước sâu và nguồn thức ăn dồi dào nên đây là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển nuôi biển, mở ra nhiều triển vọng cho ngành thủy sản bền vững.

Bà Phan Thị Tím, Phó trưởng Phòng Kinh tế huyện Côn Đảo cho biết, huyện đang khuyến khích các hộ nuôi trồng đầu tư khoa học công nghệ để đảm bảo những sự an toàn, chắc chắn và đảm bảo về tính thẩm mỹ, mỹ quan để kết hợp phát triển du lịch đạt thuận lợi hơn.

“Nuôi trồng thủy sản sắp tới phải gắn với bảo vệ môi trường tuyệt đối và phải kết hợp với du lịch để hướng đến là du lịch sinh thái trên biển. Đối với cái loại hình nuôi trồng thủy sản này có thể là điểm đến check-in cho khách du lịch, họ có thể tham quan các mô hình tại địa phương”, bà Tím chia sẻ.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm