| Hotline: 0983.970.780

Cơ quan quản lý cần lên tiếng

Thứ Sáu 22/02/2013 , 09:03 (GMT+7)

Chỉ là việc mấy cán bộ ở Viện KHKTNN miền Nam và DN thuê đất SX thử nghiệm giống lúa lai F1 (1,4 ha) ở Long An có sự tham gia của chuyên gia Trung Quốc mà trở thành sự kiện tốn giấy mực của quá nhiều tờ báo suốt tuần qua.

Chỉ là việc mấy cán bộ ở Viện KHKTNN miền Nam và DN thuê đất SX thử nghiệm giống lúa lai F1 (1,4 ha) ở Long An có sự tham gia của chuyên gia Trung Quốc mà trở thành sự kiện tốn giấy mực của quá nhiều tờ báo suốt tuần qua. Nực cười khi gần như tất cả các báo gọi “lúa lạ”.

Theo đó nhiều thuật ngữ như trên trời rơi xuống, nào “lúa cha”, “lúa mẹ”; nào lúa cha cao hơn lúa mẹ những 15 - 20 cm; rồi thì phải dùng dây gạt phấn từ lúa cha sang lúa mẹ… Từ ngữ mà nếu ai hiểu biết chút ít về sản xuất lúa lai F1, đọc sẽ phì cười.

Đáng nói ngôn ngữ lạ lẫm trên không chỉ riêng nhà báo, người không rành chuyên môn sâu lĩnh vực này, mà ngay cán bộ nông nghiệp của một tỉnh cũng ngơ ngác như người trên trời rơi xuống, thể hiện trong văn bản báo cáo sự việc lên Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT): “Hiện nay diện tích lúa đang trổ đều, lúa có 2 loại chiều cao cây (loại cao cây, loại thấp cây) xen kẽ nhau”.

Đấy chỉ là một vài kỹ thuật tối thiểu trong sản xuất giống lúa lai nhưng có vẻ dường như không một cán bộ chuyên môn nào, kể cả lãnh đạo nông nghiệp của tỉnh hiểu thấu đáo để giải thích rõ cho báo chí, thành ra sản xuất giống lúa lai bị hiểu sang chiều hướng khác: Lúa lạ!

Lúa lai tức lúa ưu thế lai. Theo tác giả Trần Ngọc Trang (Sản xuất hạt giống nguyên chủng và F1 của lúa lai 3 dòng và 2 dòng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2001), lúa lai hiện có 2 loại: Loại 3 dòng và loại 2 dòng.

Loại 3 dòng gồm dòng bất dục đực di truyền tế bào chất, còn gọi dòng mẹ (dòng A), dòng duy trì bất dục (dòng B) và dòng phục hồi còn gọi dòng bố hay dòng R. Có đủ 3 dòng trên mới duy trì được dòng và sản xuất ra giống.


Cánh đồng SX giống lúa lai F1 B-TE1 của Cty Bayer Việt Nam tại Đại Lộc – Quảng Nam. Ảnh: Phạm Quang Thuyên

Dòng A và dòng B là 2 dòng chị em với nhau (đẳng gen). Người ta duy trì dòng A bằng cách trồng cùng dòng B tương ứng và dòng A sẽ được thụ phấn, đậu hạt, vụ tiếp đến nếu chỉ trồng dòng A đó trong điều kiện cách ly tuyệt đối với mọi dòng, giống lúa khác thì sẽ bất dục hoàn toàn, nghĩa là lép tất cả.

Với lúa lai 2 dòng chỉ có dòng A (mẹ) và dòng R (bố). Dòng mẹ loại hình này là dòng bất dục đực tế bào nhân do tác động điều kiện môi trường (ánh sáng, nhiệt độ). Thí dụ, các giống lúa lai 2 dòng đang sản xuất ở Việt Nam, ở giai đoạn phân hóa đòng, nếu nhiệt độ trên ngưỡng 24oC thì dòng mẹ bất dục nên chỉ nhận phấn từ dòng bố để đậu hạt (F1); khi trời lạnh, nhiệt độ dưới ngưỡng 24oC thì dòng mẹ tự thụ được mà không cần nhận phấn dòng bố, việc sản xuất hạt F1 bị thất bại. Đó là nguyên do sản xuất giống lúa lai 2 dòng F1 khu vực phía trong đèo Hải Vân nắng ấm an toàn hơn sản xuất ở phía Bắc hay gặp lạnh.

Hiểu nôm na, sản xuất giống lúa lai F1 người ta trồng dòng bố (hữu dục) và dòng mẹ (bất dục) xen nhau (thường cứ 2 hàng bố xen 8 hàng mẹ). Dòng bố (R) luôn được nhà tạo giống chọn rất công phu bởi tổ hợp lúa lai nào tốt là tổ hợp mà dòng R khi phối hợp với dòng A vừa cho năng suất rất cao (nhờ ưu thế lai), vừa có phẩm chất tốt. Dòng bố đương nhiên phải cao hơn dòng mẹ để thuận lợi khi tung phấn. Dòng bố và dòng mẹ cần được xử lý làm sao trỗ trùng khớp. Lúc đó người sản xuất sẽ dùng dây, chờ lúc nắng lên, mỗi người đứng 1 phía bờ ruộng kéo dòng bố tung phấn sang phía dòng mẹ để nhận phấn, đậu hạt.

Hiện việc sản xuất lúa lai F1 hầu hết các tỉnh phía Bắc đều thành thục công nghệ, kể cả với nông dân, nhất là khu vực Nam Định, Hải Phòng, Yên Bái, Thanh Hóa… Ở phía Nam sản xuất chưa quen nên cần chuyên gia Trung Quốc giúp đỡ. Đó là việc làm hết sức bình thường.

Vì là việc làm bình thường, nên khi dư luận hiểu sai, thậm chí cán bộ nông nghiệp hiểu sai, hiểu xấu, thì những nhà quản lý cấp Trung ương hiểu biết hơn, cần nhanh chóng giải thích, định hướng dư luận. Sự chậm trễ định hướng dư luận, trong trường hợp này, thông tin sai dễ phát triển theo chiều hướng mất kiểm soát, đấy là điều hết sức nguy hiểm.

Được biết, mỗi năm nước ta cần ít nhất 15.000 - 20.000 tấn giống lúa lai F1, trong đó số giống tự túc được hiếm năm nào vượt quá 30%, còn lại phải nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc từ các công ty đa quốc gia. Thế nên, sản xuất giống F1 trong nước là điều Nhà nước đã và đang hết sức khuyến khích cụ thể bằng nhiều chính sách ưu đãi, không phân biệt DN nhà nước hay khối tư nhân, DN có vốn đầu tư nước ngoài. Nghĩa là việc DN hay cá nhân thuê đất sản xuất thử nghiệm giống lúa lai ở xã Hòa Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Long An xôn xao dư luận vừa qua, hóa ra đấy lại là điều cần được biểu dương, thậm chí nếu giống trong danh mục sẽ chẳng cần phải báo cáo ai, chứ không thể là sự đe dọa đòi tịch thu sản phẩm của DN để tiêu hủy như suy nghĩ của một cán bộ nọ phát biểu trên báo giới.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm