| Hotline: 0983.970.780

Tôm chết do dư lượng thuốc BVTV?

Thứ Tư 18/04/2012 , 10:01 (GMT+7)

Tôm chết tập trung ở những vùng có độ mặn cao, nuôi thâm canh nhiều năm, chứng tỏ môi trường ao nuôi đã bị ô nhiễm.

* Người nuôi tôm ở Trà Vinh hoang mang

Thống kê của ngành nông nghiệp Trà Vinh, toàn tỉnh đã có 19.145 hộ thả nuôi trên 1,5 tỷ con tôm sú trên diện tích 19.323 ha. Nhưng đã có trên 292 triệu con tôm sú thả nuôi trên diện tích 3.351 ha tại các huyện Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải, Châu Thành bị chết ở giai đoạn từ 15 – 45 ngày tuổi do bị bệnh hoại tử gan tụy..., ước tổng thiệt hại lên đến 250 tỷ đồng.

>> Tôm chết lan nhanh
>> Tôm chết do giống
>> Tôm chết hàng loạt

Ông Phạm Văn Quắn, ấp 4, xã Mỹ Long Nam, Cầu Ngang, Trà Vinh 5 năm nuôi tôm không bị chết nhưng đến năm nay thì thua trắng. Ông Quắn cho biết: Đầu vụ thả 220.000 con giống, tôm nuôi ít hao hụt, lớn nhanh hơn năm trước nhưng mới được 1 tháng tuổi thì toàn bộ tôm nuôi trong 3 ao 9.000 m2 phát bệnh gan tụy chết sạch. Tôm chết hàng loạt không rõ nguyên nhân đã làm cho ông Quắn cùng hàng trăm người nuôi tôm ở xã Mỹ Long Nam nói riêng, Trà Vinh nói chung hết sức hoang mang.

Ông Quắn nói: Con giống ra tận Ninh Thuận lấy mẫu đi xét nghiệm sạch bệnh mới mua về thả thì không lý nào đổ cho con giống. Môi trường ao xử lý làm như những năm qua và luôn theo khuyến cáo của lực lượng kỹ sư địa phương. Chỉ có mỗi việc xuống giống sớm hơn lịch thời vụ của ngành nông nghiệp khuyến cáo khoảng 15 ngày nhưng không vì thế mà bệnh phát thành dịch cả vùng. Tổng số vốn đầu tư khoảng 80 triệu đồng của ông Quắn đã ngã theo xác tôm. 


Ông Phạm Văn Quắn nẫu lòng ngồi bên ao tôm chết

Vấn đề tôm chết, ngành chức năng tỉnh Trà Vinh cũng như Trung tâm kiểm định và khảo nghiệm thuốc BVTV phía Nam xác định là: Tôm chết tập trung ở những vùng có độ mặn cao, nuôi thâm canh nhiều năm, chứng tỏ môi trường ao nuôi đã bị ô nhiễm.

Điều đáng quan ngại từ kết quả phân tích môi trường nước và mẫu tôm nhiễm bệnh tại Trung tâm kiểm định và khảo nghiệm thuốc BVTV phía Nam về dư lượng thuốc BVTV cho thấy nồng độ đều vượt giới hạn cho phép đối với tôm sú nuôi và có khả năng gây chết trong vòng 35 ngày, cụ thể như sau: Trong 6 mẫu nước thu ở các tuyến sông đầu nguồn tại các xã Long Vĩnh, Hiệp Mỹ, Long Toàn, La Bang, Cầu Rạch Gốc, cống Thâu Râu qua phân tích đã phát hiện dư lượng thuốc BVTV Cypermethrin với các nồng độ dao động từ: 0,010 – 0,042µg/l; một mẫu nước thu ở ao nuôi có sử dụng EVIRO có thành phần thuốc BVTV Cypermethrin với nồng độ 0,014 µg/l, Permethrin 0,008 µg/l. Trong khi đó trong khu vực nuôi tôm thì người dân gần như tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc có gốc BVTV để diệt giáp xác…


Cả cánh đồng gần như thiệt hại trắng

Như vậy vấn đề đặt ra, dư lượng thuốc BVTV phía bên ngoài sông có trong nước biển phải chăng là do từ vùng trồng lúa đổ về hay ở ngoài biển khơi? Nông dân đang rất cần cơ quan chuyên môn vào cuộc khảo sát, kiểm nghiệm nguồn nước biển! Ngoài ra, 15 mẫu tôm bệnh trên địa bàn huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Châu Thành đều có hiện tượng hoại tử gan, tụy. 

Trước tình trạng tôm chết hàng loạt, tỉnh Trà Vinh kiến nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y trực tiếp tham gia và chỉ đạo các Viện, Trường nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục.

Xem thêm
Lưu ý khi bón phân cho cây mía ở vùng đất phụ thuộc vào ‘nước trời’

Miền Trung và khu vực giáp ranh đã bắt đầu vào vụ mía mới 2023 - 2024, giá mía khởi sắc khiến bà con nơi đây thêm phần phấn khởi với loài cây lắm 'truân chuyên' này...

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm