| Hotline: 0983.970.780

Tôm chết lan nhanh

Thứ Tư 11/04/2012 , 09:55 (GMT+7)

Phần lớn tôm đã thả nuôi được hơn một tháng, đang trong giai đoạn rất mẫn cảm đối với các tác nhân gây bệnh.

Nông dân cải tạo vuông nuôi tôm bị chết để thả nuôi lại

Ông Trần Chí Viễn, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, tính đến thời điểm này toàn tỉnh đã thả nuôi được 79.938/86.500ha kế hoạch.

>> Tôm chết do giống
>> Giải pháp giảm rủi ro trong nuôi tôm

Phần lớn tôm đã thả nuôi được hơn một tháng, đang trong giai đoạn rất mẫn cảm đối với các tác nhân gây bệnh. Trong khi đó, tình hình thời tiết hiện nay nắng nóng rất gay gắt, lại hay xuất hiện mưa trái mùa, mực nước trong các ao nuôi tương đối thấp (dưới 40 cm) nên gây nhiều bất lợi cho sự phát triển của tôm, làm tăng nguy cơ dịch bệnh. Đến nay, toàn tỉnh đã có trên 1.000ha tôm nuôi thiệt hại, trong đó có 8,5ha chết do bệnh đốm trắng, còn lại là do biến động về môi trường. Phần lớn diện tích bị thiệt hại là do nông dân thả nuôi trước lịch thời vụ khuyến cáo của ngành chuyên môn.

Theo kết quả giám sát của Chi cục Thú y Kiên Giang, thì ở các vùng trọng điểm của tỉnh đã bắt đầu xuất hiện các ổ dịch đốm trắng trên tôm nuôi. Đáng lo ngại là hiện nay đã xuất hiện tình trạng tôm chết sớm có dấu hiệu do hoại tử gan tụy ở các cơ sở nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng quy mô công nghiệp ở vùng Tứ giác Long Xuyên.

Ngoài những diễn biến bất lợi của thời tiết thì tình hình chất lượng con giống hiện nay cũng rất đáng lo ngại. Theo kết quả kiểm tra của Chi cục Thú y Kiên Giang thì trong 151 mẫu được xét nghiệm từ đầu năm đến nay, có 54 mẫu không đạt chất lượng, chủ yếu là bị nhiễm bệnh còi và đốm trắng. Mặc dù Chi cục Thú y Kiên Giang có chương trình hỗ trợ xét nghiệm mẫu tôm giống miễn phí cho người dân trước khi thả nuôi và có kết quả ngay trong ngày. Tuy nhiên, phần lớn người dân vẫn không thực hiện do ngại phải mang mẫu tôm từ huyện lên tỉnh.

Theo ông Viễn, trước tình hình tôm chết lan nhanh, ngành đã khuyến cáo nông dân cần xử lý kỹ ao nuôi, thường xuyên theo dõi, kiểm tra tôm để phát hiện các dấu hiệu bất thường. Khi phát hiện tôm bị bệnh phải tiến hành tiêu hủy, xử lý môi trường nước bằng hóa chất chlorin trong thời gian tối thiểu là 7 ngày trước khi xả ra môi trường. Đồng thời, báo cho các hộ nuôi xung quanh biết để phòng tránh bệnh lây lan trên diện rộng. Chỉ tái thả nuôi khi đã thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật theo hướng dẫn của ngành chuyên môn.

Xem thêm
Phú Thọ dự kiến giảm 48 đơn vị hành chính cấp xã

Trong giai đoạn 2023-2025 tỉnh Phú Thọ dự kiến sắp xếp 80 đơn vị hành chính cấp xã để thành lập 32 đơn vị hành chính, sau sắp xếp giảm 48 đơn vị.

Chia nước theo thứ tự ưu tiên

Do nắng hạn kéo dài, không có mưa đã khiến các hồ đập cạn kiệt nguồn nước, tỉnh Bình Thuận dự kiến sẽ cắt giảm hơn 15.000ha lúa trong vụ hè thu tới.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hơn 300 cơ sở ở Thái Nguyên vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm

Qua công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện hơn 320 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh vi phạm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bình luận mới nhất