| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An: Trại lợn ngoại Thái Dương sau "bão"

Thứ Năm 19/08/2010 , 10:25 (GMT+7)

Như chúng tôi đã thông tin: Do bị đối tượng xấu kích động nên từ ngày 12 đến 14/6/2010, hàng trăm hộ dân ở xã Đại Sơn đã đến Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương ngăn cản không cho vận chuyển thức ăn vào trại, tổ chức san lấp hệ thống mương cấp nước, hố chôn cột điện 35KV vào trang trại, thậm chí vượt qua hàng rào vào khu vực chuồng trại đập vỡ kính chống nóng cho lợn sau đó kéo ra cánh đồng, nơi đặt 3 giếng khoan lấy nước ngầm và hệ thống đường ống dẫn nước vào trại chăn nuôi họ vừa cắt đường dây tải điện, đập gãy hệ thống cột điện từ trại ra từng giếng và phá huỷ các giếng nước ngầm, ném gạch đá vào ống khoan để không thể khắc phục được nữa.

>> Trại lợn lợn giống ngoại Thái Dương (Nghệ An): Họa vô đơn chí
>> Trại lợn giống ngoại Thái Dương (Nghệ An): Cả nghìn con lợn chết khát (Kỳ 2)
>> Trại lợn giống ngoại Thái Dương (Nghệ An): Cả nghìn lợn chết khát
>> Nghệ An: Trại lợn ngoại giống gốc bị xóa sổ?!

 

Khá đông đối tượng kéo đến cổng không cho xe vận chuyển thức ăn, nước uống vào trại khiến 19.000 con lợn con, lợn choai và lợn nái bị thiếu nước, thiếu thức ăn nghiêm trọng. Do nắng nóng và không có nước uống nên chỉ trong một thời gian ngắn đã có hàng ngàn con lợn con và lợn choai và lợn nái bị chết khát một cách thê thảm. Không dừng lại ở đó, dịch tai xanh và dịch tả lợn được dịp bùng phát và kéo dài cho đến ngày 28/7/2010. Tính đến ngày 3/8/2010, đã có 5.400 con lợn giống các loại bị chết (gần 100 tấn lợn hơi).

Tại cuộc họp xử lý hậu quả vụ việc trên vừa tổ chức tại Trại lợn giống ngoại nói trên, ông Lê Quang Thành, TGĐ Cty CP Thức ăn chăn nuôi Thái Dương (Cty SJS) cho biết: Hiện nay trại lợn giống của Cty SJS tại xã Đại Sơn, Đô Lương đang gặp rất nhiều khó khăn. Trong dó có việc xử lý nguồn nước cho đàn lợn uống hàng ngày đang cực kỳ nan giải. Gần 2 tháng nay, Cty phải thuê vận chuyển nước từ nơi khác về lọc qua hệ thống lọc nước của Ixraen sau đó sục Cloruamin để cho đàn lợn uống mất bình quân 40 triệu đồng/ngày. Thế nhưng, việc xử lý các hồ sơ pháp lý để khai thác lại nguồn nước ngầm đã bị phá hủy theo yêu cầu của Sở TN- MT mới được phê duyệt lại đang dẫm chân tại chỗ. Gần 2 tháng nay, chúng tôi đã chuyển tiền cho đơn vị tư vấn thiết kế nhưng họ vẫn chưa làm...

Thứ 2, là việc giảm tải số đầu lợn để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường hiện theo yêu cầu của địa phương hiện chưa thực hiện được do có dịch. Bởi thế, 2 tháng qua, Cty không xuất chuồng được con lợn nào lại còn phải tốn tiền cám, tiền văcxin, tiêm phòng, tiêu độc khử trùng...khiến Cty bị lỗ rất nặng nề. Thứ 3 là tình trạng người dân ngang nhiên vào khu vực trại chăn nuôi, khi bị ngăn cản thì hành hung cả bảo vệ nhưng không có ai xử lý.

Do đó, Cty SJS kiến nghị với lãnh đạo Bộ NN- PTNT và chính quyền các cấp ở Nghệ An 3 vấn đề chính sau: Một là hàng nghìn con lợn không đủ tiêu chuẩn làm giống, phải nuôi thịt trong trại hiện có trọng lượng trên dưới 100 kg/con (nằm ở các khu chuồng không bị dính dịch) cần phải xử lý như thế nào để giúp Cty giảm tải tổng đàn. Hai là các cơ quan có thẩm quyền cần tạo điều kiện cho Cty hoàn chỉnh các loại hồ sơ pháp lý để khai thác nguồn nước ngầm, làm mới đường điện 35KV và giải quyết vấn đề tái định cư cho các hộ dân quanh trại lợn. Ba là đề nghị các cơ quan chức năng giúp Cty các thủ tục pháp lý để trình cấp có thẩm quyền hỗ trợ một phần kinh phí để giúp Cty khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch bệnh...

Ông Vi Lưu Bình, PGĐ Sở NN- PTNT Nghệ An cho biết: Sở NN- PTNT Nghệ An cũng đang lúng túng khi xử lý một số vấn đề về thực tiễn và pháp lý liên quan đến Cty TNHH Lợn giống ngoại Thái Dương. Nhân có lãnh đạo 2 Cục (Thú y và Chăn nuôi) dự, chúng tôi xin các đồng chí cho ý kiến: Thứ nhất việc đàn lợn vẫn bị chết kết quả xét nghiệm bệnh phẩm khi dương tình khi âm tính. Bởi thế, việc giảm quy mô đàn lợn để giảm thiểu ô nhiễm môi trường hiện chưa thể thực hiện được.

Thứ 2 là việc Cty SJS đề nghị Nhà nước hỗ trợ kinh phí theo Quyết định 142/2009/QĐ-TTg, ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 39/2010/TT-BNNPTNT, ngày 28/6/2010, của Bộ NN- PTNT hiện chưa biết áp dụng ra sao. Bởi trong số 5.400 con lợn bị chết vừa qua, có cả dịch tai xanh và dịch tả lợn nên rất khó phân loại. Bản thân Thông tư 39 nói trên cũng không nói rõ thế nào thì được xem là con giống và thủ tục thanh toán ra sao...Quá trình tiêu hủy số lợn chết chính quyền xã và huyện không trực tiếp giám sát nên việc ký xác nhận của chính quyền địa phương thực hiện ra sao...

Ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng: Yêu cầu giảm quy mô tổng đàn trong trại lợn Thái Dương là chính đáng. Bởi thế, đề nghị Cục Thú y tìm giải pháp tích cực để giúp Cty SJS thực hiện vấn đề này. Riêng việc hỗ trợ một phần thiệt hại cho Cty SJS, theo ông Giao phải áp dụng Quyết định 142 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 39 của Bộ NN- PTNT. Theo Quyết định trên thì nên hiểu con giống theo hướng đầu con bị chết (to cũng như nhỏ) đều được hỗ trợ 500.000 đồng/con. Việc giải quyết vấn đề môi trường tại trại lợn là một vấn đề cấp bách nên đề nghị UBND huyện Đô Lương tạo điều kiện để Cty đưa máy xúc vào khu vực đất đã được giao để đào hố chứa nước thải nếu không nguồn nước thải hàng ngày sẽ chảy đi đâu?

Ông Hoàng Văn Năm, Cục trưởng Cục Thú y khẳng định: Công trình xử lý nước thải tại trại lợn, dù đã sử dụng công nghệ tiên tiến nhưng hiện chưa tương xứng với tổng đàn lợn đang nuôi nên giảm quy mô tổng đàn là cần thiết. Để giúp Cty SJS giảm tại đàn lợn, Cục Thú y cho phép Chi cục Thú y Nghệ An và Cơ quan Thú y vùng III tiến hành kiểm tra lâm sàng số lợn thịt hiện khỏe tại các dãy chuồng nuôi chưa xuất hiện dịch tai xanh và dịch tả, tổ chức lấy mẫu 10% để xét nghiệm, nếu cho kết quả âm tính 100% thì tổ chức giám sát chặt để đưa số lợn này vào các lò mổ giết thịt chế biến thành sản phẩm chín để tiêu dùng. Còn lợn khoẻ cần cho xuất bán bình thường để tránh thiệ hại cho Cty. Cơ quan Thú y tiếp tục tổ chức giám sát, phun thuốc tiêu độc, khử trùng, tiêm phòng đủ các loại văcxin cho đàn lợn hiện có để giảm thiệt hại cho doanh nghiệp.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm