| Hotline: 0983.970.780

Bà con mình nay đã có nghề

Thứ Ba 22/02/2011 , 09:29 (GMT+7)

Bằng nhiều nguồn vốn được kêu gọi, Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị đã mở liền mấy lớp đào tạo nghề đan mây tre cho người dân tộc...

Anh Hồ Văn Khá ở xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, khoe trước Tết bán bộ bàn ghế mây đan trị giá hơn 5 triệu đồng cho một người ở đồng bằng. Ngần ấy tiền gia đình anh lần đầu tiên lo đủ một cái Tết cổ truyền đúng nghĩa ấm áp, đầy đủ. Anh nói: “Nhờ được học nghề mây tre đan nên mới kiếm được đồng tiền dễ như vậy. Không riêng gì gia đình tôi, từ nay bà con mình đã có nghề, không lo đói nữa”.

Một cách xoá nghèo bền vững

Với người Pa Cô, Vân Kiều ở Quảng Trị, có lẽ họ chưa bao giờ nghĩ đến cái ngày mình sẽ được học nghề đan mây tre bán kiếm tiền. Mây tre là những loài cây có sẵn giữa rừng, rất gần với bà con, vậy mà bấy lâu nay họ chưa hề biết cách biến mây tre thành sản phẩm hàng hoá. Câu chuyện người Pa Cô, Vân Kiều được học nghề đan mây tre bắt đầu từ những cố gắng xoá đói giảm nghèo bền vững của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị. Ông Lê Văn Quý - Phó Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị, cho biết nguyên liệu mây tre ở địa phương này dồi dào bậc nhất miền Trung. Nếu biết biến những thứ nguyên liệu này thành sản phẩm hàng hoá thì người dân tộc miền núi Quảng Trị kiếm ra đồng tiền không khó. Nhưng muốn vậy trước hết phải tìm cách giúp bà con cái nghề.

Bằng nhiều nguồn vốn được kêu gọi, Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị đã mở liền mấy lớp đào tạo nghề đan mây tre cho người dân tộc các xã Ba Lòng, Húc Nghì, Hướng Hiệp, thị trấn Karônklang... của huyện Đakrông. Ông Quý nhớ lại, thầy giáo dạy nghề được mời là các nghệ nhân nghề đan ở các tỉnh miền Bắc vào. Bà con dân tộc chỉ việc đến học nghề, các khâu ăn, ở đi lại được Kiểm lâm lo đầy đủ. Ban đầu, ít người dân tộc tin rằng họ được dạy nghề đàng hoàng như vậy. Nhưng nhờ sự kiên trì vận động của Kiểm lâm Quảng Trị phối hợp với chính quyền địa phương, nhiều người Vân Kiều, Pa Cô mới chịu đến lớp học.

Sau 3 tháng học nghề, các học viên... tốt nghiệp bằng cách trình bày sản phẩm của mình lên ban giám khảo. Ông Lê Văn Quý vui mừng: “Thật bất ngờ, lớp học đã phát hiện ra nhiều người dân tộc Vân Kiều, Pa Cô có tay nghề rất khéo. Tôi ấn tượng nhất là những bộ bàn ghế được đan bằng mây do học viên thực hiện”. Được học nghề đan mây tre rồi được đi tham quan các tỉnh phía Bắc để học hỏi thêm kinh nghiệm, Hồ Thị Vằng ở xã Húc Nghị, đúc kết: “Qua chuyến đi này tôi đã học hỏi thêm được nhiều điều lắm. Muốn làm ra được sản phẩm mây đan đẹp mắt không chỉ có sự nhiệt tình mà đòi hỏi phải có bàn tay khéo léo, mà điều này thì người miền núi chúng mình không chịu thua”.

Sau khi lớp học kết thúc, Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị lại tạo điều kiện để bà con sống được với nghề bền vững bằng cách liên hệ với Cty TNHH Mai Hoàng ở huyện Đakrông, tuyển số người này vào làm việc tại bộ phận đan mây tre của Cty. Có nghề, có việc làm đúng với nghề, nhiều bà con dân tộc nhanh chóng phát huy được lợi thế nghề đan mây tre của mình. Nhiều sản phẩm của bà con làm ra như bàn ghế mây, độc bình, lẵng hoa... được tiêu thụ không chỉ ở thị trường trong tỉnh, mà còn vào đến Huế hay sang đất nước Lào.

Nhờ có việc làm ổn định, nhiều người Vân Kiều, Pa Cô đã kiếm được nhiều tiền từ nghề đan mây tre. Hồ Văn Hùng ở xã Hướng Hiệp cho biết, được học nghề đan mây tre mình mừng lắm. Lâu nay dân bản không biết nghề này, họ chỉ đan đủ phục vụ gia đình, chưa hề có khái niệm bán kiếm tiền. Bây giờ sản phẩm từ mây tre bà con làm ra được thị trường tiêu thụ. Có bao nhiêu sản phẩm Cty Mai Hoàng cũng bao tiêu hếtm.

Một chiến lược có chiều sâu

Ông Lê Văn Quý cho biết: “Với một chiến lược đào tạo nghề có chiều sâu như vậy, tôi tin chắc có rất nhiều người dân tộc Vân Kiều, Pa Cô sống được với nghề đan mây tre. Điều này góp phần làm giảm áp lực của con người đối với việc khai thác rừng tự nhiên, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững”.

Ông Lê Văn Quý - Phó Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị nói đã thương thì thương cho trót. Không chỉ tìm thầy dạy nghề đan, nơi tiêu thụ sản phẩm, Chi cục còn tính chuyện lâu dài, hình thành ra vùng nguyên liệu ổn định để bà con luôn có nguồn mây đủ khai thác phục vụ nghề đan. Hai loại mây đang được “ăn hàng” nhiều nhất là mây nước và mây tắt. Do sự khai thác bừa bãi nên số lượng cây mây giữa rừng ngày càng cạn kiệt, không phát triển kịp phục vụ nhu cầu khai thác. Trước tình hình ấy, Kiểm lâm Quảng Trị đã giúp bà con trồng và phục hồi, phát triển rừng mây phục vụ cho nghề đan mây tre theo hướng bền vững, liên tục từ nguyên liệu - sản phẩm và thị trường tiêu thụ.

Ngoài việc khoanh nuôi rừng mây tự nhiên, Chi cục đã giúp bà con trồng thêm 300 ha rừng mây tại các xã Hướng Hiệp, Ba Lòng, Húc Nghì. Với giá cả ổn định, mỗi kg mây nước 8 ngàn đồng, mây tắt 15 ngàn đồng, riêng tiền bán mây chưa qua chế biến thành sản phẩm, mỗi ngày bà con đã thu về một khoản tiền kha khá. Nhiều gia đình có cuộc sống ổn định nhờ nghề trồng và đan sản phẩm từ cây mây.

Với vùng nguyên liệu gồm mây trồng và mây tự nhiên khoanh nuôi chăm sóc đến hàng ngàn ha, rõ ràng đây là nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định để người dân tộc Vân Kiều, Pa Cô sống được với nghề đan mây tre. Từ chỗ chưa đến một trăm người được học nghề đan mây, bây giờ số học viên tự tìm tòi để học nghề đan mây ngày một đông thêm. Thành quả của việc dạy nghề đan mây cho người Vân Kiều, Pa Cô vô cùng ý nghĩa.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm