| Hotline: 0983.970.780

Bạc Liêu: Sản phụ thất thần với nhà hộ sinh tư nhân

Thứ Tư 13/07/2011 , 10:37 (GMT+7)

Một nhà hộ sinh tư nhân, với 3 nữ hộ sinh có trình độ trung học gồm, mẹ ruột, con gái và con dâu, đã hoạt động hơn 10 năm trời, có tháng nhà hộ sinh này tiếp nhận hơn 30 sản phụ. Gần đây nhất, hai mẹ con sản phụ đã chết sau khi đến nhà hộ sinh trên, khiến các sản phụ ở vùng quê huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) hoảng sợ.

Sự vụ bắt đầu từ ngày 5/7, gia đình của sản phụ Nguyễn Thị Diễm (SN 1982), ngụ xã Ninh Qưới, huyện Hồng Dân đưa sản phụ này đến nhà hộ sinh tư nhân Nguyễn Anh Thiều có địa chỉ tại ấp Trà Ban 1, xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) để chờ sinh con thứ 3. Khi gần chuyển dạ sản phụ bị lịm dần, sức khỏe yếu.

Người nhà tức tốc chuyển sản phụ Diễm lên Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu để mổ cấp cứu. Khi các bác sĩ của bệnh viện vừa tiến hành phẫu thuật bắt con cho sản phụ xong thì sản phụ đã tắt thở, cháu bé cũng chết sau 24 giờ.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Nguyên, Phó phòng Kế hoạch tổng hợp (BVĐK tỉnh Bạc Liêu), nguyên nhân khiến sản phụ Diễm tử vong là do bị thuyên tắc ối. Cũng theo BS Nguyên, chứng thuyên tắc ối ở sản phụ trong khi sinh có tỷ lệ 1/10.000- 1/20.000, là hiện tượng co bóp trong lúc sinh làm áp lực buồng tử cung đẩy nước ối có nhiều bã thải vào tĩnh mạch người mẹ làm tắc mạch phổi… dẫn đến tử vong.

Ngay khi sự cố xảy ra, đại diện nhà hộ sinh tư nhân Nguyễn Anh Thiều đã mang 10 triệu đồng đến đưa cho chồng sản phụ là anh Trần Văn Tiến để mong... thông cảm, nhưng anh Tiến không nhận và yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ cái chết của vợ con mình. Sở Y tế Bạc Liêu đã thành lập đoàn Thanh tra tiến hành điều tra làm rõ cái chết của hai mẹ con sản phụ Nguyễn Thị Diễm.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất