| Hotline: 0983.970.780

Bằng mọi giá phải lấy nước đúng tiến độ

Thứ Sáu 17/01/2014 , 11:06 (GMT+7)

Ngày 16/1, đoàn công tác của Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT) và EVN đã đi kiểm tra các công trình thủy lợi tại Hà Nam, Thái Bình, Nam Định và chỉ đạo điều hành lấy nước đổ ải đợt 1 phục vụ SX.

Hôm qua (16/1), đoàn công tác của Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT) và Tập đoàn Điện lực VN do ông Nguyễn Văn Tỉnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi dẫn đầu đã đi kiểm tra các công trình thủy lợi tại Hà Nam, Thái Bình, Nam Định và chỉ đạo điều hành lấy nước đổ ải đợt 1 phục vụ SX.

Hà Nam: Thuận lợi

Hiện tại, Hà Nam đang khẩn trương lấy nước đổ ải. Tính đến trưa 16/1, diện tích có nước đã đạt 24% trong tổng số 32.000 ha. Ông Nguyễn Văn Mạnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Nam cho biết: Vụ xuân 2014, tình trạng hạn hán tiếp tục xảy ra trên địa bàn tỉnh, mực nước trên các sông xuống thấp, sông Đáy tại Phủ Lý có thời điểm chỉ đạt +0,3m, sông Nhuệ tại Nhật Tựu chỉ đạt +0,08 - 0,2m, thấp hơn quy trình vận hành từ 2,8 - 3m, do đó rất khó khăn cho các trạm bơm lấy nước đổ ải, đặc biệt là khu vực Duy Tiên, Kim Bảng và 6 xã phía bắc Lý Nhân.

Để chủ động đối phó với hạn hán, ngay từ tháng 9/2013, Hà Nam đã lắp đặt sẵn 13 trạm bơm dã chiến và thực hiện bơm nước nhiều cầu. Tranh thủ chiều cường nhập nước vào hệ thống kênh tiêu, ao hồ tạo nguồn cho các trạm bơm nhỏ hoạt động.


Đoàn công tác kiểm tra hoạt động tại một trạm bơm

Cũng theo ông Mạnh, do nằm ở cuối nguồn nên hai huyện Kim Bảng và Duy Tiên gặp rất nhiều trở ngại trong công tác lấy nước. Để phân bổ nguồn nước hiệu quả, Chi cục Thuỷ lợi đã yêu cầu các địa phương tổ chức bơm nước tưới sớm cho khu vực Duy Tiên từ ngày 15/12/2013, diện tích có nước tính đến sáng 16/1 trên toàn huyện đạt khoảng 40%. Khu vực Kim Bảng bơm đổ ải đồng loạt từ ngày 10/1/2014, khu vực Nam Hà Nam từ ngày 8/1/2014… Phấn đấu đến trước Tết Nguyên đán, diện tích có nước phục vụ gieo cấy trên địa bàn tỉnh đạt 80% trở lên.

Điểm thuận lợi của Hà Nam trong vụ xuân 2014 là công trình cống Tắc Giang đã hoàn thành công tác tu bổ, sửa chữa sự cố sụt nền và đi vào hoạt động. Để cấp nước cho hệ thống sông Nhuệ, sông Đáy và sông Châu Giang, Cty Khai thác công trình thuỷ lợi Nam Hà Nam đã mở cống Tắc Giang để dẫn nước từ sông Hồng.

Ông Nguyễn Quốc Đạt, Phó GĐ Sở NN-PTNT Hà Nam hồ hởi: “Qua kiểm tra thực tế, chúng tôi nhận thấy mực nước trên các hệ thống sông đang lên rất tốt. Nhờ chuẩn bị kỹ lưỡng về phương tiện bơm nước, nạo vét kênh mương, nên hoạt động lấy nước diễn ra tương đối suôn sẻ. Việc hoàn thành diện tích gieo cấy lúa xuân 2014 trước Tết theo kế hoạch không gặp nhiều trở ngại”.

Sau khi tham quan nhiều công trình thủy lợi ở Hà Nam như trạm bơm Duy Tiên, hệ thống công trình đầu mối Tắc Giang; trạm bơm Định Xá và cống Âu Vượng, ông Nguyễn Văn Tỉnh đánh giá cao việc chỉ đạo công tác lấy nước phục vụ gieo cấy của tỉnh Hà Nam. Đồng thời, Phó Tổng cục trưởng cũng nhấn mạnh: Sở NN-PTNT Hà Ham và các cơ quan, ban ngành liên quan cần theo dõi sát sao diễn biến của thủy văn trên các hệ thống sông; các trạm bơm… Khắc phục nhanh nhất mọi sự cố bất thường xảy ra để công tác lấy nước đạt hiệu quả tốt nhất.

Các Công ty KTCT thủy lợi trên địa bàn phải phân công công nhân “bám cống bám đồng”, hướng dẫn cho chính quyền và nông dân lấy nước một cách khoa học. Đối với các tỉnh ven biển, cần tập trung lợi dụng nước triều dâng để lấy nước và tích trữ vào hệ thống kênh, mương, hồ chứa. Trong mọi hoàn cảnh phải lấy nước đúng tiến độ cho bà con.

Thái Bình: Tập trung thau chua, rửa mặn

Chiều cùng ngày, đoàn công tác đã kiểm tra tình hình lấy nước đổ ải vụ xuân tại Thái Bình. Theo ông Phạm Văn Chiến, GĐ Cty KTCTTL Bắc Thái Bình, mặc dù thời gian xả nước đổ ải đợt 1 của hồ thủy điện Hòa Bình bắt đầu từ ngày 14/1, nhưng Cty đã tổ chức bơm nước tại trạm bơm Tiền Hải để thau chua, rửa mặn trước khi cấp nước đổ ải. Bởi, nếu không rửa mặn trước, khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng sẽ bị ảnh hưởng lớn.

Thái Bình là tỉnh nằm ở cuối nguồn, vì thế, ngày 15/1, mực nước trên các hệ thống sông mới bắt đầu dâng cao. Sáng qua, mực nước tại Tân Đệ ở mức 1,95 m. Do nước về chậm nên đến trưa ngày 16/1, hệ thống Nam Thái Bình mới chỉ cấp nước được diện tích 3.000 ha trong tổng số 35.000 ha gieo cấy lúa. Ngoài Tiền Hải, đa số các huyện thuộc hệ thống Bắc Nam Hà chỉ mới lấy đủ nước trên diện tích gieo mạ, còn lại vẫn trong tình trạng khô hạn.

Ông Nguyễn Văn Chiến, PGĐ Sở NN-PTNT Thái Bình cho biết: “Trong đợt lấy nước lần 2 (từ ngày 25/1 - 6/2), tỉnh sẽ tập trung đổ ải đại trà để cấp nước cho 80 - 90% diện tích gieo cấy. Còn đợt lấy nước lần 3 chủ yếu dùng để trữ vào các hệ thống ao, hồ chứa, phục vụ tưới dưỡng cho lúa trong tháng 3, tháng 4”.

Về phía hệ thống Bắc Thái Bình (gồm 4 huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Thái Thụy), ông Nguyễn Ngọc Thông, PGĐ Cty KTCTTL Bắc Thái Bình cho biết: Lợi dụng đợt triều cường từ ngày 13 - 19/1 (có sự kết hợp xả nước của các hồ đập thuỷ điện), từ ngày 13, hệ thống đã mở tất cả các cống lấy nước vào hệ thống, vừa lấy vừa tiêu đuổi để thau rửa hệ thống lần cuối, kết hợp giải phóng dòng chảy.

Ngày 14 - 16/1 dừng tiêu, mở các cống lấy nước, trữ nước tối đa vào hệ thống và rửa mặn cho khu vực Thái Thụy. Bắt đầu từ ngày 17/1, Cty sẽ bắt đầu bơm nước từ hệ thống sông trục vào nội đồng. “Với mực nước trữ dồi dào tại các hệ thống sông trục, chắc chắn đến ngày 19/1, khu vực Bắc Thái Bình sẽ có 30% diện tích có nước”, ông Thông chia sẻ.

Ông Đỗ Như Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi Thái Bình cho biết: “Tính đến 14 giờ chiều ngày 16/1, diện tích có nước toàn tỉnh đạt 9.200 ha trong số tổng số 80.500 ha. Phương châm chỉ đạo của tỉnh là giữ nước là chính, hạn chế tiêu; điều tiết nước hợp lý giữa các vùng, ưu tiên cho vùng chua mặn, vùng cao, vùng xa nguồn nước, vùng có thể tự chảy lấy nước”.

169.847 ha đã có nước

Theo báo cáo nhanh của Tổng cục Thủy lợi, tính đến 16 giờ chiều 16/1, diện tích có nước thuộc khu vực trung du và đồng bằng Bắc bộ là 169.847 ha, chiếm 26,65% tổng diện tích gieo cấy theo kế hoạch. Nhìn chung, trong ngày 16/1, do mực nước sông tiếp tục được giữ ở mức cao nên các hệ thống công trình thủy lợi lấy nước tương đối thuận lợi. Các địa phương có diện tích có nước lớn là Nam Định 71,7%; Phú Thọ 65%; Hải Phòng 48,5%; Ninh Bình 34,3%. Các địa phương có diện tích có nước thấp là Bắc Ninh 1,1%; Hưng Yên 1,9%; Thái Bình 11%.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm