| Hotline: 0983.970.780

Bánh xén người Thái Điện Biên vào vụ tết

Thứ Tư 07/02/2018 , 06:30 (GMT+7)

Từ lâu, món bánh xén cổ truyền trở nên không thể thiếu trong mâm cơm của nhiều gia đình ở Điện Biên. Đây là món bánh đặc trưng, sản phẩm của đồng bào dân tộc Thái ở thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên.

Bánh xén thường được làm mỗi dịp tết đến xuân về. Thông thường, cứ vào khoảng 25 - 26 tháng Chạp, những người xa quê trở về lại quây quần cùng nhau làm bánh xén.

13-51-43_1
Sản phẩm bánh xén của đồng bào người Thái ở Mường Lay

Bánh xén đơn giản là được làm từ củ sắn nhưng cũng lắm công phu. Ban đầu, củ sắn phải được gọt vỏ, rồi nạo ra trộn với gấc. Hỗn hợp đó đem đi đồ thật kỹ, xay nhỏ rồi cán mỏng. Từng miếng lớn được phơi qua rồi cắt nhỏ. Bánh sau đó phơi tiếp cho đến khi thật khô.

Đồng bào người Thái nơi đây cho rằng, chính vùng ngã ba sông nước Mường Lay, rừng núi đã tạo nên khí hậu và chất đất sơn thủy tạo cho củ sắn nơi đây sự tinh khiết và hương vị đặc trưng khó lẫn. Chính vì vậy, bánh xén có vị ngon riêng biệt. Khi chiên lên, bánh màu vàng rộm, không phồng hoặc nở to như các loại bánh khác, mùi thơm ngậy. Khi thưởng thức có vị bùi lạ, thơm lâu mà không có cảm giác khô nghẹn như bánh đa nướng. Hương vị bánh xén cũng đa dạng và phong phú. Vị ngọt cho trẻ con, vị mặn cho phụ nữ và người già, có cả bánh nhạt để chấm gia vị dành cho các cánh mày râu nhâm nhi cùng chén rượu nồng.

13-51-43_2
Bánh vẫn được sản xuất bằng phương pháp thủ công

Như một dấu hiệu, mỗi khi nhìn thấy những chiếc bánh xén, người Thái ở Mường Lay bảo, mùa xuân mới đang về rất gần. Mỗi dịp làm bánh cũng là một dịp kết nối tình cảm giữa các thành viên gia đình, làng bản.

Từ một món ăn truyền thống, nay bánh xén đã và đang trở thành hàng hóa, một đặc sản của mảnh đất Mường Lay được du khách ưa chuộng. Hiện nay, trên địa bàn thị xã có hàng trăm hộ dân tham gia sản xuất loại bánh này bán ra thị trường. Trung bình mỗi hộ một ngày làm được 20 kg bánh, hộ nhiều thì được 50 kg. Mỗi héc ta đất nương trồng sắn đạt từ 8 – 10 tấn sắn tươi, nếu nguồn sắn tươi từ 1ha được chế biến làm bánh thì thu nhập từ cây sắn của người dân đạt trên dưới 50 triệu đồng/ha, gấp nhiều lần trồng lúa, ngô.

Ông Hoàng Văn Tương ở Bản Bắc I, xã Lay Nưa, thị xã Mường Lay cho biết, bà con ở đây trồng nhiều sắn lắm, nếu bán sắn khô thì rẻ, khó bán, nấu rượu thì nếu 40 kg sắn tươi chưa được 10 lít rượu... Bà con chuyển sang làm các loại bánh từ sắn, trong đó có bánh xén. Nếu 40 kg sắn tươi mà làm bánh xén thì được 4 – 5 kg bánh, mỗi kg bán được từ 55 – 60 nghìn đồng/kg. Nhìn chung, nguồn thu nhập từ làm bánh xén khá ổn định.

13-51-43_3
Bánh xén – món quà nên nếm thử khi tới Mường Lay

“Nghề làm bánh xén của người dân Lay Nưa đã có từ nhiều năm nay. Lúc đầu họ làm bánh để dùng trong gia đình. Dần dần nghề làm bánh được chăm chút để có sản phẩm thơm ngon hơn và chiếm được cảm tình của người sử dụng. Mới đầu là trong phạm vi thị xã, cho đến nay thì bánh xén đã có mặt khắp nơi trong tỉnh, thậm chí là sang tận tỉnh Lai Châu và nước ngoài”, ông Tương chia sẻ.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm