| Hotline: 0983.970.780

Bất cập cơ giới hóa

Thứ Ba 25/11/2014 , 09:29 (GMT+7)

Cơ giới hóa là một trong những khâu quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp. 

Nhưng hiện nay, mức độ cơ giới hóa còn thấp, giá thành để làm ra máy móc cơ giới hóa khá cao, chưa phù hợp với nhà nông.

Trình độ tay nghề của thợ cơ khí chế tạo máy cơ khí nông nghiệp tại Tây Ninh vẫn chưa đồng đều, chưa thu hút doanh nghiệp đầu tư vào ngành nghề cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị phục vụ SXNN.

Có một thực tế hiện nay, phần lớn các máy nông nghiệp đều phải nhập khẩu. Tại Việt Nam chỉ mới SX được máy móc phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp trên cơ sở mẫu vẽ của nước khác. Mức độ trang bị động lực của nông nghiệp Việt Nam chưa bằng 1/3 của Thái Lan; 1/4 của Hàn Quốc và xấp xỉ 1/6 của Trung Quốc. Việc cơ giới hóa nông nghiệp ở nước ta còn quá yếu.

Tại Tây Ninh, một tỉnh thuần nông, có nhiều cơ sở chế tạo máy móc phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp, nhưng số lượng máy làm ra chưa đáp ứng nhu cầu. Nguồn nguyên liệu để làm ra máy nông nghiệp phải lấy từ TP.HCM và các tỉnh bạn. Thợ cơ khí thì ít, trình độ tay nghề không đồng đều. Vì lẽ đó, để làm ra một máy cơ giới hóa nông nghiệp, nhanh nhất cũng mất cả tháng trời.

14-51-06_cgh-02
Thợ giỏi làm ra máy cơ giới hóa phục vụ nông nghiệp tại Tây Ninh còn thiếu

Anh Huỳnh Thái Học, một thợ cơ khí chuyên làm máy cơ giới hóa nông nghiệp tại huyện Tân Châu nói: “Ở đây làm máy nông nghiệp, đôi khi có máy nhập, máy tự sáng chế, người ta đặt hàng theo nhu cầu máy móc nước ngoài, mình dựa vào bảng vẽ của Cty đề ra, làm nhiều khi có sơ xuất, gây khó khăn cho anh em làm chung. Như làm giàn máy cày sâu bón phân, cày được 9%, phải chỉnh lại. Một người thợ sau khi ra trường 3 năm mới nắm  toàn diện”

Một khi giải được bài toán giảm giá thành máy cơ giới hóa và đa dạng hơn nữa những loại máy thay thế sức lao động con người ở các công đoạn phức tạp khác trong nông nghiệp, và trình độ tay nghề của thợ được nâng lên, thì khi đó, cơ giới hóa sẽ được người dân áp dụng phổ biến trên đồng ruộng.

Theo một số cơ sở SX máy cơ giới hóa nông nghiệp tại Tây Ninh, hiện tại chỉ mới làm được các loại máy phục vụ cho cây mì, mía, cao su, ở các khâu cơ giới hóa đơn giản như cày bừa, bón phân, tưới tiêu, phun thuốc BVTV và vận chuyển.

Những công đoạn khác như làm cỏ, tuốt lá, bảo quản sau thu hoạch, thì chưa áp dụng cơ giới hóa. Chủ yếu vẫn sử dụng sức người, thuê nhân công làm.

Giá thành làm ra một máy cơ giới hóa nông nghiệp khá cao. Từ 35 - 200 triệu đồng.

Với người dân bình thường thì vượt quá khả năng, do vậy phần lớn khách hàng đặt hàng máy cơ giới hóa là doanh nghiệp, có tiềm lực tài chính lớn.

Các cơ sở SX máy cơ giới hóa nông nghiệp tại Tây Ninh cũng ít tự làm ra máy để bán, mà chờ khách đặt hàng mới bắt tay vào chế tạo.

14-51-06_cgh-03
Nhà nông thường thuê dịch vụ máy cơ giới hóa để thu hoạch cây trồng, chứ không tự sắm máy móc để phục vụ SX

Lý giải về vấn đề này, ông Phan Vĩnh Phú, GĐ Cty TNHH MTN Thông Phú, chuyên SX máy cơ giới hóa tại xã Mỏ Công, huyện Tân Biên cho biết: “Nhu cầu mỗi người mỗi ý. Ví dụ Cty người ta thích máy đó 7 tấn, Cty khác là 3 tấn, hoặc người dân cần máy cày độ sâu 5 tấc, người khác thích 3 tấc, làm theo nhu cầu, mỗi vùng đất địa hình khác nhau...”.

Áp dụng cơ giới hóa sẽ nâng cao hiệu quả kỹ thuật, kinh tế; giải phóng lực lượng lao động trong nông nghiệp, giảm cường độ lao động nặng nhọc cho nông dân.

Từ đó tăng hiệu quả sử dụng đất đai và lao động; mở rộng được diện tích canh tác, đáp ứng được yêu cầu SX lớn; tiết kiệm được giống, phân bón, nước, năng lượng... cải thiện được chất lượng nông sản, sản phẩm; bảo vệ môi trường; đáp ứng kịp thời mùa vụ, hạn chế ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm