| Hotline: 0983.970.780

Bất cập cơ giới hóa

Thứ Ba 25/11/2014 , 09:29 (GMT+7)

Cơ giới hóa là một trong những khâu quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp. 

Nhưng hiện nay, mức độ cơ giới hóa còn thấp, giá thành để làm ra máy móc cơ giới hóa khá cao, chưa phù hợp với nhà nông.

Trình độ tay nghề của thợ cơ khí chế tạo máy cơ khí nông nghiệp tại Tây Ninh vẫn chưa đồng đều, chưa thu hút doanh nghiệp đầu tư vào ngành nghề cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị phục vụ SXNN.

Có một thực tế hiện nay, phần lớn các máy nông nghiệp đều phải nhập khẩu. Tại Việt Nam chỉ mới SX được máy móc phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp trên cơ sở mẫu vẽ của nước khác. Mức độ trang bị động lực của nông nghiệp Việt Nam chưa bằng 1/3 của Thái Lan; 1/4 của Hàn Quốc và xấp xỉ 1/6 của Trung Quốc. Việc cơ giới hóa nông nghiệp ở nước ta còn quá yếu.

Tại Tây Ninh, một tỉnh thuần nông, có nhiều cơ sở chế tạo máy móc phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp, nhưng số lượng máy làm ra chưa đáp ứng nhu cầu. Nguồn nguyên liệu để làm ra máy nông nghiệp phải lấy từ TP.HCM và các tỉnh bạn. Thợ cơ khí thì ít, trình độ tay nghề không đồng đều. Vì lẽ đó, để làm ra một máy cơ giới hóa nông nghiệp, nhanh nhất cũng mất cả tháng trời.

14-51-06_cgh-02
Thợ giỏi làm ra máy cơ giới hóa phục vụ nông nghiệp tại Tây Ninh còn thiếu

Anh Huỳnh Thái Học, một thợ cơ khí chuyên làm máy cơ giới hóa nông nghiệp tại huyện Tân Châu nói: “Ở đây làm máy nông nghiệp, đôi khi có máy nhập, máy tự sáng chế, người ta đặt hàng theo nhu cầu máy móc nước ngoài, mình dựa vào bảng vẽ của Cty đề ra, làm nhiều khi có sơ xuất, gây khó khăn cho anh em làm chung. Như làm giàn máy cày sâu bón phân, cày được 9%, phải chỉnh lại. Một người thợ sau khi ra trường 3 năm mới nắm  toàn diện”

Một khi giải được bài toán giảm giá thành máy cơ giới hóa và đa dạng hơn nữa những loại máy thay thế sức lao động con người ở các công đoạn phức tạp khác trong nông nghiệp, và trình độ tay nghề của thợ được nâng lên, thì khi đó, cơ giới hóa sẽ được người dân áp dụng phổ biến trên đồng ruộng.

Theo một số cơ sở SX máy cơ giới hóa nông nghiệp tại Tây Ninh, hiện tại chỉ mới làm được các loại máy phục vụ cho cây mì, mía, cao su, ở các khâu cơ giới hóa đơn giản như cày bừa, bón phân, tưới tiêu, phun thuốc BVTV và vận chuyển.

Những công đoạn khác như làm cỏ, tuốt lá, bảo quản sau thu hoạch, thì chưa áp dụng cơ giới hóa. Chủ yếu vẫn sử dụng sức người, thuê nhân công làm.

Giá thành làm ra một máy cơ giới hóa nông nghiệp khá cao. Từ 35 - 200 triệu đồng.

Với người dân bình thường thì vượt quá khả năng, do vậy phần lớn khách hàng đặt hàng máy cơ giới hóa là doanh nghiệp, có tiềm lực tài chính lớn.

Các cơ sở SX máy cơ giới hóa nông nghiệp tại Tây Ninh cũng ít tự làm ra máy để bán, mà chờ khách đặt hàng mới bắt tay vào chế tạo.

14-51-06_cgh-03
Nhà nông thường thuê dịch vụ máy cơ giới hóa để thu hoạch cây trồng, chứ không tự sắm máy móc để phục vụ SX

Lý giải về vấn đề này, ông Phan Vĩnh Phú, GĐ Cty TNHH MTN Thông Phú, chuyên SX máy cơ giới hóa tại xã Mỏ Công, huyện Tân Biên cho biết: “Nhu cầu mỗi người mỗi ý. Ví dụ Cty người ta thích máy đó 7 tấn, Cty khác là 3 tấn, hoặc người dân cần máy cày độ sâu 5 tấc, người khác thích 3 tấc, làm theo nhu cầu, mỗi vùng đất địa hình khác nhau...”.

Áp dụng cơ giới hóa sẽ nâng cao hiệu quả kỹ thuật, kinh tế; giải phóng lực lượng lao động trong nông nghiệp, giảm cường độ lao động nặng nhọc cho nông dân.

Từ đó tăng hiệu quả sử dụng đất đai và lao động; mở rộng được diện tích canh tác, đáp ứng được yêu cầu SX lớn; tiết kiệm được giống, phân bón, nước, năng lượng... cải thiện được chất lượng nông sản, sản phẩm; bảo vệ môi trường; đáp ứng kịp thời mùa vụ, hạn chế ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu.

Xem thêm
Dân đeo khẩu trang đi ngủ vì trại lợn 30.000 con

THANH HÓA Trại lợn của Công ty Agri-Vina lại gây thối, khiến nhiều người dân tại xã Tân Phúc, thị trấn Lang Chánh mất ăn mất ngủ.

Vây bắt đàn chó liên quan bé gái 10 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Bé gái 10 tuổi ở Xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) tử vong với những triệu chứng nghi do bệnh dại sau khi bị chó cắn, cơ quan chức năng đang vây bắt đàn chó để xét nghiệm.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.