| Hotline: 0983.970.780

Bỏ muối, nuôi tôm... do công nghệ

Thứ Tư 20/08/2014 , 09:47 (GMT+7)

Diêm dân muốn sống tốt cần phải được đầu tư công nghệ SX, kèm theo đó là tạo ra được vùng SX muối hàng hóa lớn.

Mấy ngày gần đây, VTV1 liên tục phát đi những hình ảnh diêm dân miền Bắc sống dở chết dở do muối quá rẻ. Đã bao năm rồi, diêm dân Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa... cứ loay hoay với việc bỏ muối, nuôi tôm… Vậy đâu là nguyên nhân khiến họ không sống được bằng chính hạt muối mình làm ra?

Bình luận về việc này, một lãnh đạo Cty TNHH MTV Muối Việt Nam cho rằng: "Để diêm dân thật sự sống được với hạt muối, Nhà nước cần phải có chính sách đầu tư công nghệ cho nghề muối".

Còn Thạc sỹ Bùi Sơn Long, Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm và Chuyển giao công nghệ muối biển (nay là Chi nhánh Muối Hà Nội, Cty TNHH MTV Muối Việt Nam) - một chuyên gia về công nghệ SX và chế biến muối cho rằng: “Đây không phải là vấn đề mới, thực trạng diêm dân loay hoay với nghề làm muối và muốn bỏ muối nuôi tôm đã có từ lâu và thực tế đang diễn ra hàng ngày”.

Với tư cách là một chuyên gia công nghệ, ông có ý kiến gì?

Trước hết phải thay đổi dần phương thức SX kiểu cũ, năng suất thấp, sản phẩm chất lượng thấp, lại phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết mới mong thoát được cảnh này.

Lâu nay, Chính phủ đã đầu tư tương đối nhiều cho ngành muối như cải tạo đồng muối, đầu tư cơ sở hạ tầng, cứng hóa kênh mương… Về KH-CN đã đầu tư cho các đề tài nghiên cứu cơ giới hóa SX, thu hoạch muối công nghiệp, xây dựng các mô hình SX muối sạch, hỗ trợ diêm dân vay vốn đầu tư…

Tuy nhiên những vấn đề đó chưa thực sự giải quyết tận gốc vấn đề "được mùa rớt giá, được giá mất mùa" khiến cho diêm dân khốn đốn, không thể sống với nghề.

Để giải quyết triệt để, chúng ta cần làm 2 việc. Một là đổi mới công nghệ sao cho diêm dân yên tâm SX, ngày nắng cũng như ngày mưa, bà con vẫn có thể SX được muối, với chất lượng tốt, năng suất cao. Muốn làm vậy, phải áp dụng phương thức SX theo công nghệ "Hiệu ứng nhà kính" (HƯNK).

Có thể nói Thạc sỹ Bùi Sơn Long là chuyên gia đi đầu về công nghệ mới của ngành muối hiện nay. Đến thời điểm này, ông đã tham gia đóng góp cho ngành nhiều bằng sáng chế độc quyền về công nghệ. Hầu hết các thiết bị chế biến muối quy mô nhỏ đến lớn đều do ông thiết kế, chế tạo, lắp đặt và chuyển giao.

Hai là phải liên kết lại để tạo ra vùng SX muối hàng hóa lớn, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, số lượng lớn để phục vụ dân sinh và xuất khẩu.

Xin ông nói rõ hơn về công nghệ sản xuất muối áp dụng HƯNK?

HƯNK là nguyên nhân chính làm trái đất ngày càng nóng lên, gây biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhưng trong một số trường hợp khác các nhà khoa học đã biết khai thác HƯNK để phục vụ con người, như làm bình nước nóng năng lượng mặt trời, làm lò sấy nông sản, làm nhà kính để trồng rau… Còn nghề muối thì chẳng ai biết lợi dụng HƯNK mà áp dụng cả.

Cách đây khoảng 10 năm ông Nguyễn Gia Hùng (nguyên TGĐ Tổng Cty Muối VN) có trao đổi với tôi về việc nghiên cứu làm nhà có mái che bằng kính để SX muối sạch tại đồng muối Vĩnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Nhưng cách làm của ông khó thực hiện lúc bấy giờ.

Chưa làm được ở VN, tôi đem ý tưởng này sang giúp nước bạn Lào, nhằm giải quyết tình trạng phá rừng lấy củi để đun nấu muối mỏ phục vụ dân sinh.

Đó là năm 2006, bước đầu phía bạn chỉ thực hiện một phần công đoạn là SX muối sạch trên tấm nhựa HDPE dùng năng lượng mặt trời giống như chúng tôi đã triển khai công nghệ này tại Campuchia năm 2002.

Tuy nhiên cách làm này chỉ áp dụng trong những tháng mùa khô. Còn các tháng mùa mưa lại phải SX theo lối cũ.

Năm 2013 Cty Muối Khoksaat - Lào do ông Ken - Chanh làm Giám đốc đã liên hệ nhờ tôi nghiên cứu công nghệ, thiết kế thi công nhà kính để SX muối trong nhà vào mùa mưa. Kết quả thu được ngoài mong đợi, năng suất muối làm vào mùa mưa theo công nghệ HƯNK không kém là bao so với mùa khô, chất lượng muối còn tốt hơn rất nhiều lần.

Vậy nếu chúng ta đưa công nghệ mới này áp dụng trên đồng muối VN, liệu có thể giải quyết được tình trạng trên?

Nếu đưa công nghệ HƯNK vào SX tại đồng muối nước ta sẽ tạo được hai cái lợi.

Một là, sản lượng muối sẽ tăng nhưng diện tích không tăng so với cách làm truyền thống và chất lượng muối tăng lên gấp nhiều lần so với cách làm hiện nay. Hai là, làm muối trong nhà kính không bị tác động bởi biến đổi của thời tiết và thời gian SX muối cũng cũng kéo dài hơn…

Như vậy bài toán về công ăn việc làm cho diêm dân sẽ được giải quyết và hạt muối làm ra chất lượng cao thì lúc nào cũng bán được, không lo chuyện "được mùa rớt giá, được giá mất mùa".

Theo ông, để đầu tư vào công nghệ này có cần nhiều vốn không? Và với diêm dân khi áp dụng công nghệ trên có gặp khó khăn gì không?

nh-3161322794Nghe tin ông sắp nghỉ hưu, nhiều đơn vị lớn trong ngành muốn mời ông về làm cố vấn, nhưng ông từ chối vì muốn độc lập để có thời gian nghiên cứu thêm công nghệ về muối giúp bà con diêm dân.

Công nghệ này đầu tư ban đầu lượng vốn nhỏ, nhưng diêm dân nước ta còn nghèo nên cần có sự giúp đỡ ban đầu của Chính phủ về chính sách cho vay vốn.

Phần kinh phí ban đầu là để xây bể chứa nước chạt SX khi gặp mưa, mua tấm bạt nhựa đen trải nền và màng kính lợp mái che mưa, còn những vật liệu làm khung mái che diêm dân có thể sự dụng những vật liệu có sẵn như tre, gỗ, nứa lưới...

Nếu tính chi phí cho quãng thời gian sự dụng các vật liệu trên không bằng việc đầu tư hàng năm của diêm dân bỏ ra cho việc sửa chữa ô nại SX.

Còn cách làm không khó, chỉ cần tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho bà con vài lần là diêm dân miền Bắc hay miền Nam ai cũng làm được. Cái khó nhất là bà con diêm dân phải biết liên kết lại thành những tổ, nhóm để sản xuất chung trên diện tích lớn, tạo ra sản lượng lớn thì hiệu quả mới cao.

Theo ông thì công nghệ HƯNK mới được thực hiện ở Lào, còn ở VN công nghệ này đã được làm thử nghiệm ở đâu chưa? Kết quả ra sao?

Công nghệ ứng dụng HƯNK để SX muối, tôi đã nghiên cứu thực nghiệm hiện ở hai đơn vị trong ngành mà tôi có quan hệ trong chuyển giao công nghệ chế biến muối tinh, một mô hình ở miền Bắc và một mô hình ở miền Trung. Nói chung hai mô hình này đều đem lại kết quả tốt hơn cả sự mong đợi.

Có thể nói việc ứng dụng công nghệ SX muối sạch trên tấm nhựa HDPE tại Campuchia đầu năm 2000, tại Việt Nam năm 2003, tại Lào 2006… đã thay đổi căn bản tập quán SX muối truyền thống của diêm dân. Hy vọng rằng với công nghệ ứng dụng HƯNK trong SX muối ngày càng được đón nhận ở nước ta.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm