| Hotline: 0983.970.780

Bổ sung trung, vi lượng cho hồ tiêu bằng phân bón Văn Điển

Thứ Năm 18/05/2017 , 07:10 (GMT+7)

Hồ tiêu là cây pháp triển tốt trên đất phì nhiêu, giàu chất hữu cơ, tơi xốp, thoát nước tốt, pH từ 5,5 - 6,5, tầng canh tác trên 70cm, độ dốc dưới 100. Hồ tiêu cần nhiều dinh dưỡng.

Đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng của hồ tiêu

Hồ tiêu là cây công nghiệp xuất khẩu chủ lực hàng năm thu về hàng tỷ USD. Việt Nam là nước số 1 về xuất khẩu hồ tiêu, chiếm 50% sản lượng xuất khẩu của thế giới.

13-23-06_chm-soc-ho-tieu
Phân bón Văn Điển chứa đầy đủ, cân đối đa, trung, vi lượng thiết yếu cho cây hồ tiêu

Vùng trồng hồ tiêu lớn nhất ở nước ta là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đất trồng hồ tiêu ở đây là đất đỏ ba zan, có tầng canh tác dày, hàm lượng chất hữu cơ, đạm, lân tổng số khá giàu, nghèo lân ka li dễ tiêu, Ca, Mg thấp; nhưng chua pH từ 4,5 - 4,8. Lân tổng số cao nhưng do giàu sắt, nhôm nên khả năng cố định lân rất cao làm cho hàm lượng lân dễ tiêu thấp.

Do là cây có giá trị thu nhập cao, nhiều năm xuất khẩu giá cả ổn định nên nhiều nơi mở rộng diện tích ồ ạt, trên diện tích trồng mới nông dân còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm nên đầu tư phân bón không hợp lý. Ngay cả những diện tích trồng hồ tiêu chuyên canh nhiều năm vì mục tiêu lợi nhuận bà con nông dân bón quá mức phân đạm, lân, ka li; chưa quan tâm cân đối đa, trung, vi lượng; ít bón phân hữu cơ; dẫn tới cây trồng sinh trưởng pháp triển kém, năng xuất hạn chế; đáng lo ngại là dịch bệnh bùng phát nhất là bệnh chết nhanh gây thiệt hại nặng nề cho các vùng trồng hồ tiêu tập trung.

Không thường xuyên sử dụng các loại phân có chứa các chất trung vi lượng mà thường xuyên sử dụng loại lân có tính axit cũng góp phần làm chua đất, xuất hiện nhiều yếu tố hạn chế.

Sử dụng phân hóa học có 2 vấn đề nảy sinh: Nếu được chế biến quá đậm đặc một hoặc hai chất dinh dưỡng chính như: Urea, DAP, MAP... các chất khác bị loại trừ hết, sau nhiều năm sử dụng sẽ nảy sinh hiện tượng mất cân đối, thiếu hụt một số yếu tố trung, vi lượng trong đất. Phân có chứa nhiều thành phần phụ độc hại, sau nhiều năm bón, thành phần phụ sẽ tích lũy trong đất, trong một số trường hợp sẽ gây ngộ độc cho cây.

Có loại phân như đạm Urea dư thừa tồn dư dưới dạng Biure, hoặc phân chứa S tỷ lệ cáo bón nhiều S lưu lại trong đất gây ngộ độc (nồng độ S trong đất Tây Nguyên đã cao trên mức cho phép).
 

Tại sao phân bón Văn Điển tốt cho hồ tiêu?

Để khắc phục những tồn tại trên sử dụng phân Văn Điển bón cho hồ tiêu là giải pháp hiệu quả. Theo Tiến sĩ Nguyễn Tử Xiêm: "Phân lân Văn Điển không phải là phân hóa học, nguyên liệu sử dụng hoàn toàn là quặng khoáng thiên nhiên; vì thế rất phù hợp với canh tác nông sản an toàn theo hướng Việt GAP và Global GAP".

Là loại phân đa yếu tố chứa đồng thời trên 20 chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng; tổng các chất dinh dưỡng lên đến 98%, tất cả đều dễ tiêu, vai trò các chất dinh dưỡng trong lân Văn Điển như sau: Ngoài lân là một trong 3 chất dinh dưỡng đa lượng; các chất trung, vi lượng ngoài có lợi cho cây trồng còn có tác dụng cải tạo đất.

Trong lân Văn Điển chứa canxi tạo thành canxi pectat, một thành phần quan trọng trong vách tế bào, giữ cho thành tế bào được vững chắc. Canxi còn duy trì cân bằng anion, cation trong tế bào nên được xem là yếu tố chống độc cho cây. Magie là thành phần của diệp lục, liên quan đến việc tổng hợp Protein. Magie có tác dụng làm tăng chất lượng hạt hồ tiêu, tạo thuận lợi cho việc ra hoa đậu quả. Silic giúp cây cứng cáp, giữ bộ lá xanh đậm lâu, hấp thụ ánh sáng tốt, tăng sức đề kháng cho cây với thời tiết bất thuận và sâu bệnh.

Rễ sau khi hấp thụ Silic sẽ được vận chuyển và tích tụ ở mạch gỗ, giúp ngăn cản sự đổ ngã. Silic cũng được tích tụ dọc theo trục rễ và tích tụ nhiều ở thành trong của biểu bì và hoạt động như một cơ chế rào cản rất hiệu quả chống lại sự xâm nhiễm vào trụ giữa của cây do tác nhân bệnh và thực vật ký sinh. Thành tế bào biểu bì lá được thấm một màng mỏng silic và trở thành rào cản có hiệu quả chống lại sự mất nước do thoát hơi nước nên giúp cây tằng khả năng chịu hạn. Silic tăng cường sức đề kháng cho cây chống các loại côn trùng và sinh vật gây hại như: Sâu ăn tạp, rầy, bọ trích hút, nấm và vi khuẩn.

Các chất vi lượng tuy cây cần ít nhưng rất cần thiết để tăng năng xuất, chất lượng và tăng khả năng chống chịu. Các loại phân đa yếu tố NPK Văn điển trong đó có phân NPK Văn Điển chuyên dụng bón cho hồ tiêu do thành phần chính có lân Văn Điển nên cũng có đặc tính và tác dụng như trên. Nó khác với một số loại NPK thông thường là ngoài đạm, lân, kali còn có đầy đủ các chất trung, vi lượng.

Cách bón phân Văn Điển cho hồ tiêu thời kỳ kinh doanh: 1 năm chia làm 4 đợt, số lượng phân đầu tư tuỳ theo năng suất và tuổi cây. Đợt 1: bón sau khi thu hoạch từ 15 đến 20 ngày. Bón 1 trụ 10 - 15kg phân hữu cơ ủ mục, 1 - 2,0kg lân Văn Điển. Phân NPK Văn Điển: 5 - 10 - 3 hoặc NPK: 10 - 10 - 5 (bón 1 trụ: cây dưới 15 tuổi 2kg, cây trên 15 tuổi > 2kg). Đào rãnh hình vành khăn theo mép tán cây sâu 7 - 10cm, rộng 15 - 20cm, bón phân lấp đất, tưới đủ ẩm.

Đợt 2: Trước khi ra hoa, cuối tháng 5 đầu tháng 6. NPK Văn Điển: 12 - 5 - 10 hoặc NPK 12 - 8 - 12 (cây dưới 15 tuổi 0,5 - 1kg, cây trên 15 tuổi 1 - 1,5kg). Đợt 3: Sau đậu quả, giữa mùa mưa, NPK Văn Điển: 12 - 5 - 10 hoặc NPK 12 - 8 - 12, mức bón bằng 80% đợt 2. Đợt 4: Cuối mùa mưa, NPK Văn Điển: 12 - 8 - 12, cây dưới 15 tuổi 0,5kg, cây trên 15 tuổi 0,5 - 0,7kg. Cách bón đợt 2, 3, 4 dọn lá, cỏ; dải phân trong vành tán lá, phủ đất mỏng, tưới nước đủ ẩm.

+ Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Huy Phiêu: "Phân lân nung chảy là loại phân tính kiềm, không tan trong nước, nhưng tan được trong dịch axit ric 2% nên cây trồng có thể hấp thu được mà không bị cố định lân trong nước, an toàn về môi trường sinh thái. Ngoài ra các yếu tố canxi, magie, silic hòa tan giúp cây trồng sinh trưởng, pháp triển tốt; có khả năng kháng được một số bệnh, đồng thời nâng cao chất lượng nông sản".

+ Ông Nguyễn Văn Cúc: "Muốn hồ tiêu sinh trưởng, pháp triển khỏe mạnh, năng suất cao ổn định, hạn chế dịch hại đầu tiên phải quan tâm tới việc cân bằng dinh dưỡng. Phân đa yếu tố NPK Văn Điển có đầy đủ 16 chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng đặc biệt là các chất trung, vi lượng. Các chất trên với tỷ lệ cân đối, hợp lý; cung cấp đủ cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng.

Ngoài ra chất trung, vi lượng còn có tác dụng cải tạo đất; tăng năng suất, chất lượng giảm sâu bệnh và hạn chế tác động của thời tiết bất thuận. Tuy nhiên kết hợp bón lân Văn Điển với NPK Văn Điển sẽ có hiệu quả cao hơn".

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm