Cơ sở làm bánh tét lá cẩm của chị Út Bé, phường An Thới, quận Bình Thủy |
Trong thời đại công nghiệp hiện nay, do áp lực công việc nên nhiều gia đình không có điều kiện gói bánh tét như trước đây. Vì vậy mà ở thành phố, thị trấn xuất hiện ngày càng nhiều lò bánh tét để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của người dân thành thị. Một trong những cơ sở nổi tiếng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là lò bánh tét lá cẩm của nhà họ Huỳnh do bà bà Huỳnh Thị Trọng (Sáu Trọng) truyền nghề lại cho các con.
Bà Huỳnh Thị Trọng (Sáu Trọng) ở khu vực 1, phường An Thới, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đã gắn bó với nghề làm bánh tét từ hơn 40 năm qua. Bà cho biết từ thời con gái bà đã học làm các loại bánh dân gian như xôi lá cẩm, bánh ít, bánh tét và nhiều loại bánh khác. Một hôm, nhìn mâm xôi lá cẩm màu sắc tươi đẹp, bà bỗng nảy ra ý tưởng nếu dùng lá cẩm trộn với nếp gói bánh tét chắc đòn bánh sẽ đẹp hơn, thơm ngon và hấp dẫn hơn. Nghĩ vậy bà liền gói thử nghiệm. Sau khi bánh chín cắt ra, màu lá cẩm tươi ngon, thơm phức ai củng trầm trồ khen ngợi. Thế là từ đó đến nay, trong làng bánh dân gian lại có thêm món bánh tét lá cẩm vô cùng quyến rũ.
Gói bánh tét lá cẩm |
Chưa dừng lại ở màu sắc của chiếc bánh, bà Sáu Trọng và các con của bà luôn tìm tòi, sáng tạo ra nhiều kiểu cách sao cho bắt mắt, đồng thời nâng cao chất lượng bằng cách chế biến ra nhiều loại nhưng bánh đa dạng sao cho vừa ngon, vừa đậm đà, quyến rũ, phù hợp với khẩu vị nhiều người, mang lại cảm giác ngon và lành đối với người thưởng thức.
Thường bánh tét truyền thống Nam bộ gói bằng nếp trắng, đậu xanh nhân chuối, đậu ngọt hoặc nhân thịt mỡ. Để phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của người tiêu dùng, bà Sáu Trọng có sáng kiến đưa thêm tôm khô, lạp xưởng, lòng đỏ hột vịt muối vào trong đòn bánh. Tất cả các phụ liệu này được bà phối hợp theo một công thức nghiêm nhặt, bảo đảm vệ sinh an toàn. Và cứ thế, mỗi năm bà càng hoàn thiện thêm phần nhân bánh để giữ bánh lâu hơn, thơm ngon hơn.
Chị Út Bé, con gái của bà cho biết muốn đòn bánh tròn đầy, đẹp, hấp dẫn, mở ra thơm phức, điều đầu tiên là phải chọn nếp rặt, nếp ngon (hiện nay chị dùng nếp thơm Thái sản xuất tại địa phương). Kế đến là lá cẩm rửa sạch, đem nấu, lược lấy nước. Đậu xanh để làm nhưn phải ngâm, nấu cho chín nhừ. Trước khi gói, chị trộn đều nếp với nước lá cẩm, nước cốt dừa, muối, đường, rồi cho vào chảo lớn xào thật đều độ một tiếng đồng hồ cho hạt nếp chín độ 30% mới bắt đầu gói. Khâu gói cũng rất quan trọng, đòi hỏi phải có những bàn tay khéo léo, nhuần nhị, đòn bánh mới đẹp. Trước kia người ta dùng dây chuối hoặc dây lát để buột, nay dùng dây nylon vừa nhanh vừa chắc. Bánh gói xong, nấu khoàng 4 – 5 giờ là vớt ra.
Bánh tét lá cẩm đang nấu bằng lò củi |
Tuy cùng là bánh tét lá cẩm nhưng hiện nay các lò bánh của nhà họ Huỳnh cho ra lò nhiều loại khác nhau: Bánh tét nhân chuối; nhân đậu mỡ, nhân đậu chay; bánh tét hột vịt muối tôm khô; bánh tét hột vịt muối…Ngoài ra còn có bánh ú lá cẩm nhân thịt và hột vịt muối, giá mỗi cái 20.000đ. Trọng lượng mỗi chiếc bánh cũng khách nhau, có loại 600gam, có loại 800 gam… giá từ 55.000đ – 95.000đ/đòn tùy theo đơn đặt hàng.
Hiện nay, bánh tét lá cẩm của bà Sáu được ba người con tiếp tục phát huy, mở rộng thị trường và bày bán thường xuyên ở nhiều nơi, rộn ràng nhất là vào các ngày lễ hội và Tết nguyên đán. Hàng năm vào ngày Hội bánh dân gian tại Cần Thơ, bánh tét lá cẩm nhà họ Huỳnh đều có mặt tại các gian hàng được nhiều người ưa chuộng. Chị Út Bé phấn khởi cho biết năm 2017 vào những ngày giáp Tết (từ 25 âl) mỗi ngày chị cho ra lò 800 đòn, mỗi lò cần trên 10 người gói mới kịp giao hàng. Nếu tính chung, bánh tét lá cầm nhà họ Huỳnh phục vụ cho Tết Nguyên đán mồi ngày lên đến 2000 đòn đủ loại. Hy vọng năm nay số người đặt hàng sẽ đông hơn năm rồi.
Bánh tét lá cẩm vừa nấu chín |
Chị Út Bé, con gái của bà cho biết muốn đòn bánh tròn đầy, đẹp, hấp dẫn, mở ra thơm phức, điều đầu tiên là phải chọn nếp rặt, nếp ngon (hiện nay chị dùng nếp thơm Thái sản xuất tại địa phương). Kế đến là lá cẩm rửa sạch, đem nấu, lược lấy nước... |
Bánh tét nhà họ Huỳnh không chỉ nổi tiếng thơm ngon, màu sắc tươi đẹp mà còn là nơi sàn xuất đáng tin cậy đối với người tiêu dùng nhờ bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt là quy trình sản xuất và đóng gói lúc nào cũng kỹ lưỡng.
Bà Sáu Trọng cho biết từ nhiều năm qua các con của bà đều chọn nguyên liệu rất kỹ càng, bảo đảm chất lượng từ nếp tới đậu, nước cốt dừa cho tới nhưn bánh.
Đây là loại bánh truyền thống, chế biến bằng thủ công, dùng toàn nguyên liệu thiên nhiên như đậu xanh, lá cẩm, dừa khô, lá chuối…không sử dụng phẩm màu và chất bảo quản.
Mỗi ngày đều có bánh mới ra lò. Mỗi chiếc bánh đều có hạn sử dụng 3 ngày trong điều kiện bình thường, 4 – 7 ngày trong ngăn mát tủ lạnh (Trong mỗi chiếc bánh đều có ghi ngày sản xuất). Bánh luôn luôn được bảo quản tốt nhờ hút chân không. Bao bì lịch sự, đẹp mắt, giao hàng tận nơi. Khách hàng được hoàn tiền lại nếu bánh kém chất lượng.
Trong không khí ấm áp của ba ngày Tết, cả nhà quay quần bên mâm bánh mứt, chỉ riêng đĩa bánh tét lá cẩm màu sắc tươi đẹp , mùi vị thơm ngon cũng đủ làm dậy lên cái khí xuân đoàn tụ, sum vầy.
Chị Út Bé, chủ cơ sở 3 bánh tét lá cẩm Huỳnh Thị Trọng |
Niềm vinh dự lớn nhất của bánh tét lá cẩm nhà họ Huỳnh là vua đầu bếp Martin Van đã chọn bánh tét lá cẩm là một trong ba món ăn dân dã của Cần Thơ và được phát sóng trên đài truyền hình nhiều nước, gồm: vịt nấu chao Thành Giao; bánh xèo bà Mười Xiềm và bánh tét lá cẩm của bà Huỳnh Thị Trong.
Đây là loại bánh truyền thống, chế biến bằng thủ công, dùng toàn nguyên liệu thiên nhiên như đậu xanh, lá cẩm, dừa khô, lá chuối…không sử dụng phẩm màu và chất bảo quản. |