| Hotline: 0983.970.780

Cất vó chiều hôm

Thứ Năm 30/06/2016 , 14:30 (GMT+7)

Hồi đó trước ngõ nhà tôi có một chiếc vó to bằng một tấm mền. Nó là chén cơm nuôi sống gia đình tôi, vừa là trò chơi của lũ trẻ con chúng tôi thuở “ba vá miểng dừa”.

Mỗi ngày, khi ông mặt trời thức giấc, quả cầu lửa đỏ ửng hiện sau lũy tre làng, mẹ lui cui vo những viên bùn mềm rồi trộn vào thau cám. Khi con nước lớn đầy, mẹ đặt vó xuống nước và bắt đầu rải những viên cám đã vo xuống lòng vó (còn gọi là mồi).

Thứ mồi này tuy đơn giản nhưng thu hút tôm, tép, cá… thậm chí là cả rạm, cua lũ lượt kéo đến. Nhiều người nghĩ, khi đã ăn sạch mồi, tôm cá sẽ bỏ đi, thế là đáy vó trống không.

Ồ không! Đâu có đơn giản như thế. Do vó thiết kế dạng thụng, bốn góc cong và nhô lên bằng mặt nước nên tôm cá không thoát ra được. Chỉ có vài chú tôm, tép mạnh mẽ búng càng nhảy vọt ra tấm lưới ngăn cách.

Khi ráng chiều tím rịm trên mọi cánh đồng, nước bắt đầu ròng, ba và mẹ thay phiên nhau cất vó lên. Đặt vó thì dễ, nhưng cất vó lại khó. Do có lực cản của nước nên cần phải có người phụ giúp.

Đuôi vó được thiết kế là một chiếc cây gỗ bạch đàn, tràm, tre dài, dai. Cuối đuôi, có đóng một cái chốt cố định hình trụ. Đầu vó cũng tương tự như thế nhưng cao hơn gấp 5 – 6 lần. Khi cất vó lên, cần đóng chốt ngay để đầu vó nhổng lên cao. Bây giờ dùng một chiếc rổ có buộc cây dài để xúc tôm, tép vào thau. Sau đó, mẹ tỉ mẩn lựa từng con tôm, tép, cá to rọng vào xô nước để khuya mang ra chợ bán hoặc bán liền cho bà con láng giềng gần nhà. Còn những loại tép rong nhỏ, cá nhỏ thì mẹ mang đi sơ chế làm thức ăn cho bữa cơm tối.

Những ngày nước rong, vó được cất chỏng chơ giữa khoảng không. Nước chững, cá, tôm, không theo luồng mà đi nên dù có đặt vó cũng công cốc. Đây là cơ hội cho lũ trẻ con chúng tôi bày trò.

 Đợi mẹ đi vắng, tôi rủ bọn trẻ trong xóm đến tháo chốt vó. Rồi cả lũ cứ đặt xuống rồi cất lên liên tục. Chưa hết, nhiều thứ bùn, trái cây được liệng đầy đáy vó trong tiếng cười sảng khoái.

Có hôm, do cả nhóm mạnh tay, chốt vó gãy, gật xuống nước. Mẹ về thấy thế lấy roi tre đánh đòn đến ê cả mông. Dù nước mắt giàn giụa, xin lỗi, xin chừa, nhưng những ngày tiếp theo lại tinh nghịch quậy phá như cũ.

Thời gian sau, tôi ra thị xã học. Chiếc vó cũng xếp vào xó nhà. Nông thôn mới về làng. Con kênh trước nhà được đào sâu, nới rộng và nâng cao bờ đê để dẫn nước tưới tiêu, tạo sự thuận tiện cho giao thông đường thủy.

Dù hình ảnh chiếc vó đặt trên con sông trước nhà chỉ còn là ký ức, nhưng những lần nhớ đến lòng tôi cứ bổi hổi bồi hồi.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm