| Hotline: 0983.970.780

Cây chuyển gen mỏi cổ chờ “giấy thông hành”

Thứ Năm 17/04/2014 , 07:17 (GMT+7)

Để có giống ngô chuyển gen “made in Vietnam” SX thương mại trên thị trường có vẻ sẽ chẳng dễ dàng gì, khi mà đoạn trường xin cấp giấy phép chưa biết bao giờ mới xong xuôi.

Dư luận đang rất vui mừng và quan tâm tới thành công của Viện Nghiên cứu Ngô khi chuyển thành công gen chịu hạn vào cây ngô. Nhưng để có giống ngô chuyển gen “made in Vietnam” SX thương mại trên thị trường có vẻ sẽ chẳng dễ dàng gì, khi mà đoạn trường xin cấp giấy phép cho các giống ngô chuyển gen của các Cty nước ngoài tại VN chưa biết bao giờ mới xong xuôi.

Gấp rút chứng nhận làm thực phẩm và TĂCN

Theo thông tin từ Vụ KH-CN và Môi trường (Bộ NN-PTNT), ngay sau khi Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT (Thông tư 02) ngày 24/01/2014 hướng dẫn Quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi (TĂCN) có hiệu lực từ ngày 10/3/2014, đến ngày 28/3/2014, Bộ NN-PTNT đã nhận đủ 5 hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận của 2 đơn vị là Cty TNHH Syngenta Việt Nam và Cty TNHH Dekalb Việt Nam đối với 5 sự kiện chuyển gen (Event).

Trên cơ sở hướng dẫn của Thông tư 02, Vụ KH-CN và Môi trường đã nhanh chóng triển khai công tác rà soát, hoàn thiện hồ sơ đăng ký của các DN, đồng thời tiến hành thành lập Hội đồng ATTP và TĂCN biến đổi gen gồm 11 người. Thành viên hội đồng gồm các nhà khoa học đại diện cho các Bộ: NN-PTNT, KH-CN, TN-MT, Y tế, Công thương cùng nhiều chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực liên quan (Hội đồng này có nhiệm kỳ trong 3 năm).

Ngay sau khi thành lập, đầu tháng 4/2014 vừa qua, Hội đồng đã tiến hành họp phiên thứ nhất, theo đó đã lựa chọn xong Tổ chuyên gia phản biện gồm các thành viên có uy tín nhất để tiếp nhận, đánh giá và thẩm định hồ sơ của các DN đăng ký.

Đồng thời, Vụ KH-CN và Môi trường hiện cũng đã tiến hành đăng tải nội dung các hồ sơ đăng ký lên website của Vụ để lấy ý kiến rộng rãi. Sau 30 ngày kể từ khi đăng tải hồ sơ lên website, trong tháng 4/2014, Hội đồng ATTP và TĂCN biến đổi gen sẽ tiếp tục họp phiên thứ 2 để cho ý kiến lần cuối trước khi trình Bộ NN-PTNT cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi cho các DN.

Vụ KH-CN và Môi trường cho biết, nếu không có gì thay đổi, các hồ sơ đạt yêu cầu nhiều khả năng sẽ được cấp giấy sớm nhất trong tháng 5/2014. Như vậy theo quy định, những sản phẩm đang khảo nghiệm trên đồng ruộng của các Event sau khi được Bộ NN-PTNT cấp Giấy chứng nhận, sẽ không còn lo bị bắt buộc phải tiêu hủy.

Một thông tin đáng mừng khác, Vụ KH-CN và Môi trường cho biết Bộ NN-PTNT đã đồng ý giao Cục Trồng trọt chủ trì, phối hợp với Vụ KH-CN và Môi trường nghiên cứu sửa đổi bổ sung Thông tư số 23/2010/TT-BNNPTNT (Thông tư 23) về công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học của ngành NN-PTNT.

Theo đó, sẽ điều chỉnh bổ sung một số nội dung của Thông tư này theo hướng: Các sản phẩm cây trồng biến đổi gen sẽ không cần phải tiến hành khảo nghiệm VCU, DUS như là một giống cây trồng mới. Điều này sẽ tạo điều kiện nhằm rút ngắn thời gian để sớm đưa cây trồng biến đổi gen vào SX thương mại tại nước ta. Hiện tại, Cục Trồng trọt cho biết sẽ sớm điều chỉnh Thông tư 23 để trình Bộ NN-PTNT phê duyệt. Trước đó, dư luận và nhiều DN đăng ký cây trồng biến đổi gen từng rất ái ngại và có nhiều tranh luận về việc áp dụng khảo nghiệm các giống cây biến đổi gen như là một giống mới.

Chỉ còn chờ Chứng nhận An toàn sinh học

Song song với các hoạt động hoàn thiện thủ tục pháp lý, mới đây, Bộ NN-PTNT cũng đã có văn bản gửi Chính phủ xin ý kiến về việc xây dựng một số mô hình trình diễn các giống ngô biến đổi gen trên quy mô lớn hơn tại 6 tỉnh nhằm có đánh giá chính xác hơn hiệu quả trên diện rộng so với các mô hình đối chứng ở các vùng sinh thái khác nhau.

Về đề xuất này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có ý kiến chỉ đạo: Chưa tổ chức mô hình trình diễn các giống ngô biến đổi gen tại 6 tỉnh cho đến khi các giống ngô nói trên được cấp Giấy chứng nhận ATSH theo quy định hiện hành.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng yêu cầu Bộ TN-MT khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nhằm sớm hoàn thành quá trình đánh giá, cấp Giấy chứng nhận ATSH cho các giống ngô biến đổi gen theo quy định tại Nghị định số 69/2010/NĐ-CP (Thông tư 69) ngày 21/6/2010 của Chính phủ về ATSH đối với sinh vật biến đổi gen, đồng thời giao Bộ TN-MT phối hợp với Bộ Tài chính có báo cáo hướng dẫn về nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo Thông tư 69.

Được biết, lí do vướng mắc liên quan đến Thông tư 69 là do mức phí sử dụng thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận ATSH quá thấp, gây khó khăn cho việc thành lập duy trì các hội đồng ATSH.

Đến thời điểm này, được biết Bộ Tài chính đã có hướng dẫn tháo gỡ khó khăn này, tuy nhiên việc thực hiện các thủ tục thẩm định hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận ATSH của Bộ TN-MT cho các DN đăng ký cấp phép có vẻ vẫn còn nhiều chặng đường chưa thể hoàn tất trong nay mai.

Theo thông tin mà NNVN có được từ các DN xin cấp phép, hiện tất cả 5 hồ sơ của 5 Event chuyển gen, các DN đã được gửi tới Bộ TN-MT. Tuy nhiên qua thẩm định hồ sơ, cách đây 2 tuần, Bộ TN-MT có công văn gửi các DN xin cấp giấy phép đề nghị phải bổ sung hoàn thiện thêm hồ sơ này. Như vậy đến thời điểm này, vẫn chưa có đơn vị nào hoàn tất được hồ sơ theo đề nghị của Bộ TN-MT.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm