| Hotline: 0983.970.780

“Cha đẻ” máy tách vỏ cà phê

Thứ Ba 31/01/2012 , 09:50 (GMT+7)

Ông Trương Diên Tỵ (58 tuổi) ở xã Xuân Trường, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) chính là “cha đẻ” máy tách vỏ cà phê mà nhiều hộ đang sử dụng.

Ông Tỵ đang hoàn thiện máy tách vỏ cà phê
Ông Trương Diên Tỵ (58 tuổi) ở xã Xuân Trường, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) chính là “cha đẻ” máy tách vỏ cà phê mà nhiều hộ đang sử dụng.

Ông Tỵ quê gốc làng Hiền Lương, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền (TT- Huế), vùng đất nức tiếng bởi nghề rèn. Ý tưởng về chiếc máy đến với ông Tỵ qua một lần ông nhìn mẹ già chân yếu, tay mềm vẫn phải dùng sức lực để nện cối tách vỏ cà phê lấy nhân. Ông nghĩ đến chiếc máy xay củ dong riềng mình đã chế tạo, nên cũng có thể làm một chiếc máy tách hạt vỏ cà phê.

Sau một tháng tỉ mẩn nghiên cứu, tháo ra lắp vào, với  nhiều lần thử nghiệm, chiếc máy tách vỏ cà phê bằng tay quây đầu tiên được hoàn thiện. Nhưng khi hoạt động thử, ông phát hiện nhược điểm là hạt cà phê theo vỏ ra ngoài nhiều và bị dập nát. Do cây đinh trong vòng xoắn dài quá nên dẫn đến tình trạng trên. Sau khi điều chỉnh, chiếc máy tách vỏ cà phê của ông Tỵ đã thành công.

Thấy gia đình ông có máy tách vỏ cà phê rất tiện lợi, nhiều gia đình ở Xuân Trường đã tới đặt làm. Kể từ đó ông Tỵ chuyển hẳn sang nghề sản xuất máy tách vỏ hạt cà phê, cung ứng cho người dân trong xã lên tới vài chục máy. Một buổi đi hái cà phê trong rẫy, thấy dòng nước suối chảy róc rách dưới chân đồi, ông Tỵ liền nghĩ ra cách lợi dụng lực nước để thay sức người quay trục máy tách vỏ cà phê. Về nhà ông Tỵ rèn thêm một bộ cánh quạt gắn vào trục gỗ để sức nước chảy qua trục gỗ tự động quay, không cần sự can thiệp của con người lại có thể tách vỏ cà phê ngay tại rẫy.

Sau khi có máy nổ, rồi có điện, máy tách vỏ cà phê nhanh chóng được ông Tỵ cải tiến, nâng cấp. Tất cả các bộ phận đều được ông chuyển sang thay thế bằng sắt, thép để chịu được sức rung đập khi chạy bằng điện. Máy gồm một thùng trên cùng dùng để đựng quả cà phê. Sau khi mô tơ chạy sẽ kéo trục sắt quay cà phê trong thùng tự chảy xuống cọ xát làm dập quả. Sau đó đẩy ra ngoài sàng làm nhân  lọt xuống phía dưới, vỏ theo một lối khác ra ngoài.

Nhận xét về ông Tỵ, ông Hà Phước Ta, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Trường nói: “Chú cứ hỏi bất cứ ai ở cái xã này, từ già đến trẻ họ đều biết ông Tỵ. Vị này là người đầu tiên sáng chế ra máy tách vỏ cà phê, khiến ai cũng phải thán phục”

Thấy máy tách cà phê của ông Tỵ sáng chế rất hữu ích, nhiều gia đình trồng cà phê ở các huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Dinh Linh… nườm nượp tìm đến đặt hàng. Đến nay ông Tỵ đã sản xuất trên 2.000 máy tách cà phê bán cho người dân trong và ngoài tỉnh.

Ông Nguyễn Minh Tâm, PGĐ Sở KH-CN Lâm Đồng cho biết: “Chúng tôi có nghe nhiều người nói ông Trương Diên Tỵ chính là tác giả của chiếc máy tách vỏ cà phê. Tuy nhiên ông Tỵ không đăng ký quyền sở hữu trí tuệ là điều đáng tiếc”.

Ông Hà Phước Ta, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Trường cũng là khách hàng của ông Tỵ cho biết: “Ngày nay đã nhiều người có thể sản xuất được máy tách vỏ cà phê nhưng máy do ông Tỵ sản xuất lượng hạt sót theo vỏ rất ít và không bị dập”. Nói về vấn đề bản quyền, nhà sáng chế Trương Diên Tỵ chỉ cười hóm hỉnh: “Mình làm ra chẳng qua là giúp cho gia đình và nông dân bớt khổ trong sản xuất chứ có chủ trương thành nhà sáng chế gì đâu”.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm