| Hotline: 0983.970.780

Chăm sóc rau màu, hoa cảnh Tết và sự lựa chọn an toàn

Thứ Sáu 25/01/2013 , 10:53 (GMT+7)

Tết Nguyên đán hằng năm là thời điểm tiêu thụ nhiều rau màu, trái cây, hoa và cây cảnh nên cũng là cơ hội cho các nhà vườn thi thố tài năng...

(Diễn giả: PGS.TS Trần Thị Ba, Đại học Cần Thơ; ThS. Nguyễn Văn Liêm, Sở NN-PTNT Vĩnh Long; ThS. Phạm Anh Cường, Cty CP Phân bón Bình Điền)

MÙA THỜI TIẾT NHIỀU DỊ THƯỜNG

Tết Nguyên đán hằng năm là thời điểm tiêu thụ nhiều rau màu, trái cây, hoa và cây cảnh nên cũng là cơ hội cho các nhà vườn thi thố tài năng làm sao cho sản phẩm của mình vừa có năng suất cao, mẫu mã đẹp, đặc sắc để bán được nhiều với giá cao. Khác với các năm trước, dự báo Tết năm nay người tiêu dùng sẽ kỹ tính hơn trong việc lựa chọn sản phẩm an toàn, không có dư lượng vượt ngưỡng.

So với các năm trước, việc SX rau màu, hoa cảnh năm nay khó hơn bởi hiện tượng dị thường của thời tiết, việc mưa nắng xen kẽ trong mùa khô nhất là hiện tượng mưa dầm lúc xảy ra cơn bão số 1/2013 làm cho đất đai không khô, độ ẩm không khí cao nên cây con phát triển chậm, áp lực sâu bệnh cao.

Tuy có nhiều khó khăn nhưng việc trồng rau màu an toàn, giảm thiểu dư lượng độc hại sẽ trở nên dễ hơn nếu có các biện pháp ngay từ đầu như không trồng rau màu gần nguồn ô nhiễm, sử dụng màng phủ nông nghiệp, dùng nước tưới sạch và sử dụng phân bón và thuốc BVTV đúng.

Về phân bón: Tuyệt đối không sử dụng phân rác, phân hữu cơ chưa hoai mục; sử dụng phân đạm đảm bảo thời gian cách ly 20 ngày; nếu buộc phải sử dụng phân đạm vào giai đoạn cuối gần thu hoạch thì sử dụng đạm hữu cơ như phân cá.

Về thuốc BVTV, chỉ sử dụng thuốc có trong danh mục cho rau do Bộ NN-PTNT ban hành; ưu tiên sử dụng thuốc vi sinh, thuốc ít độc; Khi mật số sâu hại cao thì chỉ nên sử dụng thuốc nhóm cúc và gần thu hoạch thì chỉ sử dụng thuốc sinh học.

VỚI RAU ĂN LÁ, RAU MẦM

Ngoài các biện pháp trồng trọt thì người tiêu dùng cũng cần có sự hiểu biết để lựa chọn cho mình các sản phẩm an toàn. Người tiêu dùng phải dung hòa mâu thuẫn giữa nhu cầu chọn mua sản phẩm đẹp, bắt mắt nhưng phải đảm bảo an toàn. Không nên mua những rau xanh mướt, vươn non quá vì những sản phẩm đấy có thể người trồng sử dụng thuốc kích thích.

Có thể mua những sản phẩm không phải 100% không có sâu hại hay dấu vết của sâu hại. Không nên một bữa ăn nhiều một loại rau mà ăn nhiều rau nhưng có nhiều loại. Khi chế biến phải rửa rau nhiều lần dưới vòi nước chảy. Nếu được thì hạn chế ăn rau sống.

Giá đỗ cũng là loại rau được dùng nhiều trong dịp Tết, không nên mua loại giá có thân mập trắng, rễ và lá mầm không phát triển vì đấy là thứ giá 100% sử dụng hóa chất và thuốc tẩy trắng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Để đảm bảo an toàn, nên chấp nhận loại giá ủ truyền thống, không dùng hóa chất, mặc cho giá ủ theo truyền thống không đẹp, rễ dài và không khoái khẩu bằng.

Cũng có thể sử dụng giá đỗ ủ theo truyền thống có cải tiến 100% không dùng hóa chất bằng cách trồng thủy canh trên vỉ và khi thu hoạch thì rễ bị cắt đi. Tuy nhiên giá ủ theo phương pháp này sẽ có giá cao hơn vì năng suất thu được 1 kg đỗ chỉ từ 7 - 8 kg thay cho 11 - 12 kg của phương pháp dùng hóa chất.

VỚI DƯA HẤU, DƯA LÊ

Dưa hấu trên thị trường hiện có 2 loại, dưa ăn thường ngày và dưa để chưng tết. Với dưa ăn thì phần lớn sử dụng giống lai F1, trái nhỏ, dài. Dưa chưng tết sử dụng giống bản địa, trái to, tròn. Để dưa chưng được lâu cần phải sử dụng phân bón đúng. Nên học kinh nghiệm của Thái Lan sử dụng công thức phân NPK 16.16.16, hạn chế việc dùng phân đạm ure, phân DAP hòa nước tưới, tăng cường sử dụng phân kali, không sử dụng chất kích thích như GA3, Atonik.

Việc tăng sử dụng phân kali sẽ làm cho dưa hấu ngọt hơn, thời gian bảo quản lâu hơn nhưng trái sẽ nhỏ hơn. Dưa hấu lạm dụng phân đạm thường nặng 9 - 10 kg/trái nhưng nếu sử dụng phân đúng thì trái chỉ nặng 5 - 6 kg đúng như đặc tính giống. Tuy nhiên, thà trái nhỏ nhưng chưng lâu không hỏng còn hơn trái to nhưng chỉ chưng được vài ba ngày.

Dưa lê kim cương (dưa vàng) cũng tương tự như dưa hấu. Đặc tính giống của dưa này chỉ cho trái 1 - 1,2 kg nhưng dưa tết thường có trái to 2 kg. Việc sử dụng chất tăng trưởng và lạm dụng phân hóa học đã làm cho trái to hơn nhưng đi kèm là chất lượng kém, dễ hỏng.

VỚI CÂY HOA MAI

Bình Điền hiện có 2 loại phân truyệt hảo dùng phổ biến, với rau ăn lá nên sử dụng NPK Đầu Trâu 20.20.15 + TE, với cây ăn quả thì sử dụng NPK Đầu Trâu 16.16.16 + TE.

Năm nay dự báo hoa mai vàng sẽ hiếm và không đẹp bởi năm vừa rồi là năm nhuận, kéo dài hơn bình thường đến 1 tháng nên đã có nhiều vườn mai bung nở quá sớm. Muốn cây hoa mai nở đúng giao thừa đòi hỏi chăm bón đúng từ đầu. Thông thường rằm tháng Giêng năm trước đã phải thay chậu để có bộ lá đẹp, đến đầu tháng 10 ÂL phải hạn chế phân bón giàu đạm, đầu tháng 11 phải ngưng bón phân gốc và hạn chế nước tưới để thúc đẩy phân hóa mầm hoa.

Quan sát nếu nụ hoa nhỏ thì phải lặt lá trước 15 tháng Chạp, nếu nụ hoa lớn thì lặt lá trong khoảng từ 15 - 18 tháng Chạp, sao cho đến ngày 23 (cách giao thừa 7 ngày thì lớp vỏ lụa của hoa bung ra là đạt yêu cầu). Nếu thấy hoa có thể bung sớm hơn thì cần hãm bằng cách chất các cục nước đá lên gốc, lấy vải đen bao cây lại. Nếu dự đoán nở trễ thì cần đưa hoa ra nắng, tưới nước ấm 40 độ C, treo thêm đèn ban đêm.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm