| Hotline: 0983.970.780

Chế tác tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới

Thứ Ba 19/01/2010 , 07:15 (GMT+7)

Khi hoàn thành, tượng đức Phật tổ Thích Ca Mâu Ni nặng 16 tấn, cao 3m, có chiều ngang là 2m và chiều dày là 1m.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết xem phiến đá ngọc bích để chế tác tương Phật tổ Thích ca Mâu Ni

Sáng 18/1, Công ty đá quý nữ trang Thần Châu Ngọc Việt long trọng tổ chức đại lễ khởi công chế tác tượng đức Phật tổ Thích Ca Mâu Ni bằng ngọc bích Jadeite lớn nhất thế giới tại xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đã mở niêm phong khối ngọc bích, đánh dấu mở đầu giai đoạn chế tác.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hoan nghênh Công ty Thần Châu Ngọc Việt và gia đình ông Đào Trọng Cường đã vượt qua nhiều khó khăn tìm được viên ngọc bích quý giá và vận chuyển an toàn về Việt Nam.

Chủ tịch nước cho rằng việc khởi công chế tác tượng đức Phật không chỉ phục vụ riêng tôn giáo mà còn cho cả nhân loại. Đây là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị văn hóa sâu sắc, trường tồn đến đời sau.

Sau khi hoàn thành, dự kiến tượng đức Phật tổ Thích Ca Mâu Ni nặng 16 tấn, cao 3m, có chiều ngang là 2m và chiều dày là 1m; bệ đế nặng tới 9 tấn, cao 60cm, mỗi chiều 2,1m. Đây sẽ là pho tượng đức Phật bằng ngọc bích Jadeite lớn nhất thế giới.

Dự kiến công trình sẽ hoàn thiện vào năm 2011.

Cho đến nay, pho tượng Phật ngọc được ghi nhận là lớn nhất thế giới đã từng cung thỉnh sang Việt Nam hồi tháng 3/2009 nặng 3,9 tấn, cao 2,5m.

Để chuẩn bị làm pho tượng này, Công ty đá quý nữ trang Thần Châu Ngọc Việt đã mua khối ngọc bích Jadeite (một loại ngọc quý) nặng 35 tấn từ Hội chợ đá quý ở Myanmar.

Sau đó, công ty đã đưa khối ngọc đặc biệt này về Việt Nam đặt tại nhà máy sản xuất ở Hải Dương.

Sau một thời gian dài tìm hiểu hình mẫu, nghiên cứu các phương án khả thi nhất cùng sự trợ giúp của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, phương án chế tác Phật ngọc đã được thông qua.

Một nhóm chuyên gia nhiều kinh nghiệm của nước ngoài đã được thuê để chế tác pho tượng khổng lồ này.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm