| Hotline: 0983.970.780

Chuẩn bị xuống giống vụ Đông Xuân

Thứ Sáu 25/11/2016 , 13:10 (GMT+7)

Vụ lúa ĐX luôn được xem là mùa vụ chính trong năm, được mong đợi nhất vì cho năng suất cao, chi phí sản xuất và công lao động thấp. Nhưng đứng trước những bất lợi hạn mặn thì người trồng lúa không nên chủ quan.

08-09-39_nh-de-giong-ny-mm-mnh-khoe-nen-xu-ly-sn-phm-plsti-mul-1sl
Để giống nẩy mầm mạnh, rễ khỏe và tăng sức đề kháng nên xử lý giống bằng Plasti Mula 1SL
 

Phần lớn bà con xuống giống sớm sau khi vừa sản xuất lúa vụ 3, thời gian đất nghỉ ngơi ít, vì vậy cần chú ý hơn trong các khâu chuẩn bị. Tiền đề cho lúa phát triển tốt, bao gồm một số công việc như vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị giống gieo sạ kết hợp với một số công đoạn nhằm phòng trừ dịch hại. Việc vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, cày, xới, trục và san bằng mặt ruộng sẽ giúp phân hủy các chất hữu cơ, tiêu diệt mầm bệnh, hạn chế cỏ dại, lúa cỏ, làm đất tơi xốp hơn...

Đối với đất phèn mặn cần lưu ý, trước khi xuống giống khoảng 2 tuần tiến hành bón vôi đều khắp ruộng để giảm mặn, hạ phèn. Sau khi bón vôi, đưa nước vào ngập ruộng từ 10 - 15cm, tối thiểu khoảng 2 tuần để độc chất mặn và phèn đi ra dung dịch đất rồi xả bỏ và tiếp tục đưa nước mới vào, làm lặp lại  2 - 3 lần trước khi gieo sạ sẽ giảm được thiệt hại. Sau đó tiến hành san bằng mặt ruộng và đánh rãnh thoát nước chuẩn bị xuống giống.

Trước tình hình thiếu nước SX hiện nay đối với việc chọn giống lúa thì nông dân nên chọn giống xác nhận. Đối với đất bị nhiễm phèn, mặn nên chọn các giống lúa ngắn ngày để gieo trồng (90 - 95 ngày) và có khả năng chống chịu phèn mặn. Nên chọn giống tốt (hạt chắc, mẩy, tỷ lệ hạt nẩy mầm > 90% và được xử lý diệt mầm bệnh trước khi gieo) sau đó loại bỏ tạp chất.

Để giống nẩy mầm mạnh, rễ khỏe và tăng sức đề kháng nên xử lý giống bằng Plasti Mula 1SL của Cty Tân Thành. Ngoài ra các giải pháp phòng trừ dịch hại trong những giai đoạn đầu khi xuống giống cũng cần phải chú ý như cỏ dại là đối hàng đầu tượng cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng với cây lúa, vì thế nên cần làm đất thật kỹ, dùng nước để ém cỏ.

Sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Windup 500EC với nồng độ thuốc trừ cỏ cao và có đặc tính thông minh, giúp diệt trừ cỏ và lúa cỏ nhưng vẫn tuyệt đối an toàn cho lúa. Ngoài cỏ dại ra, khâu diệt trừ ốc bươu vàng rất quan trọng ở đầu vụ, bởi vì chúng là đối tượng gây thiệt hại năng suất rất lớn nếu không xử lý kịp thời. Nông dân nên chọn các loại thuốc diệt ốc mang lại hiệu quả cao như: Helix 15GB, Occa 15WP, TT Snailtagold 750WP và Radaz 750WP…

Chuột có đặc điểm sinh học và khả năng sinh sản nhanh nên đã trở thành mối nguy hại lớn trong sản xuất và là kho tàng lây lan các dịch bệnh nguy hiểm cho cộng đồng. Do vậy, việc diệt chuột phải được thực hiện thường xuyên và cần xác định rõ các đợt cao điểm để tiêu diệt đồng loạt nhằm mang lại hiệu quả cao.

Có thể dùng các biện pháp như hun khói, xăng, đổ nước, dùng bã sinh học, đặt bẫy... để tiêu diệt tận gốc. Bên cạnh đó, bà con nông dân cần dọn kênh mương, đồi gò thông thoáng để không có nơi cho chuột làm hang. Ngoài ra, bà con cần áp dụng theo nguyên tắc 4 đúng, “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm”, nên bón phân cân đối tránh bón thừa đạm để hạn chế dịch hại như sâu cuốn lá, rầy nâu, đặc biệt là bệnh đạo ôn. Nên ứng dụng cơ giới hoá vào đồng ruộng, cần thăm đồng thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời các đối tượng dịch hại để đề ra biện pháp quản lý hữu hiệu.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm