| Hotline: 0983.970.780

Chuẩn bị xuống giống vụ Đông Xuân

Thứ Sáu 25/11/2016 , 13:10 (GMT+7)

Vụ lúa ĐX luôn được xem là mùa vụ chính trong năm, được mong đợi nhất vì cho năng suất cao, chi phí sản xuất và công lao động thấp. Nhưng đứng trước những bất lợi hạn mặn thì người trồng lúa không nên chủ quan.

08-09-39_nh-de-giong-ny-mm-mnh-khoe-nen-xu-ly-sn-phm-plsti-mul-1sl
Để giống nẩy mầm mạnh, rễ khỏe và tăng sức đề kháng nên xử lý giống bằng Plasti Mula 1SL
 

Phần lớn bà con xuống giống sớm sau khi vừa sản xuất lúa vụ 3, thời gian đất nghỉ ngơi ít, vì vậy cần chú ý hơn trong các khâu chuẩn bị. Tiền đề cho lúa phát triển tốt, bao gồm một số công việc như vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị giống gieo sạ kết hợp với một số công đoạn nhằm phòng trừ dịch hại. Việc vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, cày, xới, trục và san bằng mặt ruộng sẽ giúp phân hủy các chất hữu cơ, tiêu diệt mầm bệnh, hạn chế cỏ dại, lúa cỏ, làm đất tơi xốp hơn...

Đối với đất phèn mặn cần lưu ý, trước khi xuống giống khoảng 2 tuần tiến hành bón vôi đều khắp ruộng để giảm mặn, hạ phèn. Sau khi bón vôi, đưa nước vào ngập ruộng từ 10 - 15cm, tối thiểu khoảng 2 tuần để độc chất mặn và phèn đi ra dung dịch đất rồi xả bỏ và tiếp tục đưa nước mới vào, làm lặp lại  2 - 3 lần trước khi gieo sạ sẽ giảm được thiệt hại. Sau đó tiến hành san bằng mặt ruộng và đánh rãnh thoát nước chuẩn bị xuống giống.

Trước tình hình thiếu nước SX hiện nay đối với việc chọn giống lúa thì nông dân nên chọn giống xác nhận. Đối với đất bị nhiễm phèn, mặn nên chọn các giống lúa ngắn ngày để gieo trồng (90 - 95 ngày) và có khả năng chống chịu phèn mặn. Nên chọn giống tốt (hạt chắc, mẩy, tỷ lệ hạt nẩy mầm > 90% và được xử lý diệt mầm bệnh trước khi gieo) sau đó loại bỏ tạp chất.

Để giống nẩy mầm mạnh, rễ khỏe và tăng sức đề kháng nên xử lý giống bằng Plasti Mula 1SL của Cty Tân Thành. Ngoài ra các giải pháp phòng trừ dịch hại trong những giai đoạn đầu khi xuống giống cũng cần phải chú ý như cỏ dại là đối hàng đầu tượng cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng với cây lúa, vì thế nên cần làm đất thật kỹ, dùng nước để ém cỏ.

Sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Windup 500EC với nồng độ thuốc trừ cỏ cao và có đặc tính thông minh, giúp diệt trừ cỏ và lúa cỏ nhưng vẫn tuyệt đối an toàn cho lúa. Ngoài cỏ dại ra, khâu diệt trừ ốc bươu vàng rất quan trọng ở đầu vụ, bởi vì chúng là đối tượng gây thiệt hại năng suất rất lớn nếu không xử lý kịp thời. Nông dân nên chọn các loại thuốc diệt ốc mang lại hiệu quả cao như: Helix 15GB, Occa 15WP, TT Snailtagold 750WP và Radaz 750WP…

Chuột có đặc điểm sinh học và khả năng sinh sản nhanh nên đã trở thành mối nguy hại lớn trong sản xuất và là kho tàng lây lan các dịch bệnh nguy hiểm cho cộng đồng. Do vậy, việc diệt chuột phải được thực hiện thường xuyên và cần xác định rõ các đợt cao điểm để tiêu diệt đồng loạt nhằm mang lại hiệu quả cao.

Có thể dùng các biện pháp như hun khói, xăng, đổ nước, dùng bã sinh học, đặt bẫy... để tiêu diệt tận gốc. Bên cạnh đó, bà con nông dân cần dọn kênh mương, đồi gò thông thoáng để không có nơi cho chuột làm hang. Ngoài ra, bà con cần áp dụng theo nguyên tắc 4 đúng, “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm”, nên bón phân cân đối tránh bón thừa đạm để hạn chế dịch hại như sâu cuốn lá, rầy nâu, đặc biệt là bệnh đạo ôn. Nên ứng dụng cơ giới hoá vào đồng ruộng, cần thăm đồng thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời các đối tượng dịch hại để đề ra biện pháp quản lý hữu hiệu.

Xem thêm
Phát hiện cơ sở chuyên xử lý lợn ốm chết ở Vĩnh Phúc

Chủ cơ sở ở Vĩnh Phúc cho biết, lợn thu mua của dân đó đều là các con bị ốm do xuất huyết hoặc yếu do nắng nóng hoặc chết không rõ nguyên nhân.

Kiểm dịch tôm giống còn gặp khó

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên tôm nuôi mà một phần nguyên nhân do tôm giống gây ra, ngành chức năng đã siết chặt công tác kiểm dịch.

Quảng Ngãi xây dựng mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa

Các đơn vị đã phối hợp tổ chức gieo sạ bằng máy sạ cụm 12 hàng trên diện tích 5.000m2 tại mô hình ở cánh đồng lúa xã Đức Chánh (Mộ Đức, Quảng Ngãi).