| Hotline: 0983.970.780

Chuyên gia Nga kêu gọi Trung Quốc không nên lặp lại sai lầm

Thứ Bảy 10/05/2014 , 07:31 (GMT+7)

Trong những ngày qua, diễn biến căng thẳng tại Biển Đông do Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan HD 981 và nhiều tàu trong đó có cả tàu quân sự vào sâu trong thềm lục địa của Việt Nam được các nhà nghiên cứu Nga rất quan tâm.    

Hành động của Trung Quốc sẽ vấp phải sự phản đối và quan ngại của các nước trong khu vực Đông Nam Á

Giáo sư, Tiến sỹ khoa học lịch sử Dmitri Mosyakov - lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á - châu Úc và châu Đại dương thuộc Viện Đông phương - Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga trong các bài viết của mình đăng trên tạp chí "Tổng quan Đông phương mới" và tạp chí "Thế giới đa cực" đã gọi hành động Trung Quốc đưa giàn khoan Hải dương 981 là "quyết định đi tiếp con đường thúc đẩy leo thang căng thẳng" trong khu vực.

Theo Giáo sư  Dmitri Mosyakov, việc đưa giàn khoan khổng lồ Hải dương 981 ra khu vực tranh chấp dưới chiêu bài "hoạt động nghiên cứu dầu khí" là một bước tiếp theo trong chiến lược dần khẳng định chủ quyền của mình tại các vùng nước tranh chấp ở Biển Đông. Hành động này của Trung Quốc đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của Việt Nam và dư luận quốc tế.


Bài viết "Vấn đề ổn định và an ninh ở Biển Đông" của GS. TSKH D.Mosyakov đăng trên tạp chí Tổng quan Đông phương mới.

Giáo sư  Dmitri Mosyakov cho rằng, Trung Quốc không nên lặp lại sai lầm đã xảy ra vào năm 1992 khi Trung Quốc và công ty Mỹ Creston Energy ký hợp đồng thăm dò khu vực bãi ngầm Tư Chính và gặp phải sự phản đối quyết liệt từ phía Việt Nam.

Giáo sư Dmitri Mosyakov cho rằng, trong tình hình phức tạp hiện nay, Việt Nam sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình, kiên trì thuyết phục láng giềng Trung Quốc không tiếp tục khiêu khích xung đột và từ bỏ tham vọng của mình ở Biển Đông. Bởi vì, theo ông Dmitri Mosyakov, các hành động của Trung Quốc không chỉ làm phức tạp thêm tình hình mà còn đi ngược lại với các kế hoạch xây dựng quan hệ hợp tác và hữu nghị của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á. Hành động hiện nay của Trung Quốc đang dẫn đến nguy cơ xảy ra xung đột với Việt Nam, sẽ vấp phải sự phản đối và quan ngại của các nước trong khu vực Đông Nam Á, đẩy các nước này đi theo chính sách thân Mỹ. Điều này là rất bất lợi với Trung Quốc trong bối cảnh quốc tế hiện nay.

Theo ông Dmitri Mosyakov, giải pháp hợp lí nhất hiện nay là Trung Quốc cần chấm dứt các hoạt động nghiên cứu, thăm dò dầu khí tại các khu vực tranh chấp cho đến khi vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông được giải quyết; Trung Quốc cần phải hết sức cân nhắc giữa một bên là tiến hành các hoạt động thăm dò khi chưa biết kết quả cụ thể là gì, với việc tạo ra căng thằng nghiêm trọng mới trong quan hệ với Việt Nam và các nước ASEAN.

Lịch sử tranh chấp cho thấy, Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình. Trách nhiệm về việc có đẩy tình hình phức tạp hiện nay đến bờ vực của một cuộc xung đột vũ trang hay không hoàn toàn thuộc về phía Trung Quốc...

(VOV online)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm