| Hotline: 0983.970.780

Có phim dài đến 12.000 tập

Thứ Sáu 26/06/2015 , 09:50 (GMT+7)

Bộ phim “Cô dâu 8 tuổi” của Ấn Độ hiện đang là đề tài gây xôn xao cư dân mạng khi kéo dài đến gần 2.000 tập và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Ngày 21/7/2008, "Cô dâu 8 tuổi" bắt đầu lên sóng kênh truyền hình Colors TV của Ấn Độ. Sau gần 7 năm lên sóng (một thời gian bị cấm chiếu), bộ phim hiện đã ra tới tập thứ 1.927 (tính tới ngày 20/6/2015).

Mặc dù "giọt nước mắt lăn từ mắt xuống mũi đã mất nửa tập" nhưng bộ phim này vẫn được xem là bom tấn của truyền hình Việt thời gian gần đây.

Mặc cho những than phiền lê thê, dài dòng về mạch phim thì “Cô dâu 8 tuổi” vẫn đang hút rating (lượng người theo dõi) ầm ầm.

Nhưng ít ai biết rằng, “Cô dâu 8 tuổi” vốn là dòng phim Balika Vadhu, một thể loại phim soap opera (loạt phim hoặc kịch nhiều kỳ trên truyền hình). Thể loại phim này khá phổ biến trên thế giới. Bất cứ phim nào thuộc thể loại soap opera đều kéo dài hàng nghìn tập.

“Phim thuộc dòng này thường có cốt truyện mở, luôn có những tình huống nảy sinh để nhà sản xuất có thể làm tiếp những tập sau. Ấn Độ lại là quốc gia châu Á phát triển thể loại soap opera nhất cùng với Hàn Quốc, Đài Loan. So với những phim nổi tiếng khác trên thế giới, độ dài của “Cô dâu 8 tuổi” vẫn chưa thấm vào đâu.

Ví dụ như “Days of our lives” của Mỹ, “Neighbours” của Úc đều trên dưới 12.000 tập. Vấn đề là các nhà đài không chuẩn bị kiến thức và tâm lí cho khán giả trước khi phát sóng, gây nên trạng thái “sốc”. Chứ với thể loại soap opera, con số hàng nghìn vẫn là ít”, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần chia sẻ về bộ phim.

Thậm chí, hiện trên mạng xã hội còn xuất hiện rất nhiều trang mạng với mục đích bênh vực và ủng hộ cho bộ phim này. Nhiều ý kiến cho rằng, “Cô dâu 8 tuổi” phù hợp với lối sống vốn trọng lễ nghi và ưa tiểu tiết của người phương Đông.

Theo tiết lộ của đại diện đơn vị phát hành bộ phim “Cô dâu 8 tuổi”, ở Ấn Độ bộ phim này có thời lượng 20 phút/tập, khi về Việt Nam, phim được biên tập lại thành 45 phút/tập. Như thế, sự thật bộ phim chỉ có khoảng 900 tập ở Việt Nam. 
Kể từ ngày 27/6 tới đây, “Cô dâu 8 tuổi” sẽ phát sóng 2 tập/ngày, điều này đồng nghĩa với việc khoảng hơn 1 năm phim sẽ hoàn thành phát sóng. Tuy nhiên, đơn vị phát hành phim vẫn chưa xác nhận sẽ mua bản quyền tất cả các phần của phim.

Thay vì các tình tiết được đẩy nhanh để tiết kiệm thời lượng, thì bộ phim này muốn người xem tiếp cận từ toàn cảnh đến cận cảnh diễn biến biểu cảm của tất cả nhân vật trong phim.

Kỹ thuật "tua chậm" (slow-motion) được tận dụng với đa số các phân cảnh miêu tả cảm xúc, nội tâm càng làm cho bộ phim thêm ấn tượng.

Bên cạnh đó, nhịp phim tuy chậm nhưng phù hợp với các đối tượng xem là nội trợ nói chung, giúp người xem dễ dàng bắt kịp mạch phim. Đây cũng là lợi thế của dòng phim này khi không xuất hiện quá nhiều cảnh kịch tính, đi ngược tác dụng giải trí thường ngày.

Với “Cô dâu 8 tuổi”, việc bỏ lỡ vài tập phim thì khán giả không phải lo sợ bị hụt nội dung. Vì đơn giản, tình tiết phim kéo dài, một sự kiện diễn ra trong 10 tập là chuyện quá đỗi bình thường.

“Nếu thắc mắc tại sao “Cô dâu 8 tuổi” hay những bộ phim khác như “Vợ tôi là cảnh sát”, “Đời sống chợ đêm”… lại có rating cao đến vậy thì hãy hỏi các bà nội trợ. Chỉ với việc hướng tới đối tượng khán giả cụ thể là phụ nữ trung niên và người già là những bộ phim này đã thành công một nửa. Bởi đây là những khán giả có thời gian, đặc biệt rất mực trung thành!

Hơn nữa, chuyện chồng con, làm dâu, cơm nước, nuôi dạy con cái, quan hệ xã hội được đề cập khá trực tiếp, trực quan, khiến khán giả đại chúng không cần suy nghĩ quá nhiều. Như bạn thấy đấy, hiện khán giả trẻ “phát rồ” chừng nào thì các mẹ, các bà lại “phát cuồng” chừng ấy”, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần nói thêm.

Cụ thể, nội dung bộ phim “Cô dâu 8 tuổi” xoay quanh cuộc đời của cô bé Anandi cùng những mâu thuẫn trong đại gia đình Ấn Độ và cả những khó khăn, thử thách mà một cô gái phải chịu khi làm dâu với các lễ nghi rườm rà, áp đặt. Và họ, những bà nội trợ dễ dàng tìm thấy được câu chuyện của gia đình mình trong đó. “Mà một khi các mẹ đã xem, thì cả nhà cũng đừng hòng… chuyển kênh”, đạo diễn của “Ma làng” dí dỏm nói.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm