| Hotline: 0983.970.780

Cty CP Giống thủy sản Sú Chân Đỏ - T.C.M: Địa chỉ tin cậy của người nuôi tôm

Thứ Sáu 19/10/2012 , 09:56 (GMT+7)

Hiện tại Cty CP Giống thủy sản Sú Chân Đỏ - T.C.M đã có gần 400 hồ nuôi với công suất 1 tỷ post/năm.

Những năm gần đây, tình hình SX tôm giống ở Cà Mau diễn ra hết sức phức tạp. Nhiều Cty “ảo” lợi dụng kẽ hở của pháp luật đi thu gom nguồn giống trôi nổi rồi in nhãn mác Cty bán lại cho nông dân với giá cao, đẩy người nuôi vào tình cảnh khó khăn trong khâu phân biệt và chọn lựa con giống chất lượng.

Trước thực trạng trên, Cty CP Giống thủy sản Sú Chân Đỏ - T.C.M (địa chỉ số 58, quốc lộ 1A, ấp Chống Mỹ, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn, Cà Mau) cho ra đời 1 tỷ post giống chất lượng cao/năm đang là sự “cứu cánh” cho người nuôi tôm trong và ngoài tỉnh.

Ông Nguyễn Đức Trung, Giám đốc Cty CP Giống thủy sản Sú Chân Đỏ - T.C.M, khẳng định: “Chất lượng con giống tốt là mục tiêu mà Cty đặt lên hàng đầu. Hơn ai hết chúng tôi hiểu rõ về nỗi khổ của bà con nông dân khi chọn phải con giống kém chất lượng. Chính vì thế, trong nhiều năm qua, đội ngũ kỹ sư của Cty không ngừng nghiên cứu nhằm tìm ra con giống đạt chất lượng tốt nhất cho bà con. Cty với phương châm: Uy tín - Chất lượng - Sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của người nuôi”.

Theo ông Trung, được hình thành từ cuối năm 1997, Cty lúc này là DNTN Công Minh chỉ với 60 hồ nuôi với công suất trên 100 triệu post/năm. Trong quá trình SX, Cty nhận được nhiều tình cảm và sự tin tưởng của bà con nông dân. Đây là động lực lớn nhất để Cty không ngừng lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Hiện tại Cty CP Giống thủy sản Sú Chân Đỏ - T.C.M đã có gần 400 hồ nuôi với công suất 1 tỷ post/năm.


Cty CP Giống thủy sản Sú Chân Đỏ - T.C.M

Cà Mau là địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất trong khu vực ĐBSCL, mỗi năm cần đến hơn 10 tỷ con giống. Những năm qua bà con nông dân luôn đối mặt với thua lỗ vì mua phải con giống trôi nổi kém chất lượng… Trong khi đó con giống tốt lại là yếu tố chính quyết định thắng thua trong nghề nuôi trồng thủy sản.

Do đó, Cty CP Giống thủy sản Sú Chân Đỏ - T.C.M cho ra đời sản phẩm mới mang thương hiệu “Sú Chân Đỏ” với quy trình và công nghệ SX tiên tiến, sử dụng chế phẩm sinh học, men vi sinh tốt nhất nhập khẩu từ Mỹ để đưa ra đàn giống chất lượng cho bà con nuôi tôm.

Trao đổi với chúng tôi về chất lượng “Sú Chân Đỏ”, ông Trung cho biết: Để giữ vững thương hiệu tôm giống “Sú Chân Đỏ” trong lòng bà con nông dân, Cty đã đào tạo đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Đặc biệt là Cty luôn hoạt động dưới sự giám sát của Trạm Kiểm dịch số 2 (Chi cục Nuôi trồng thủy sản Cà Mau).

Theo đó, Cty CP Giống thủy sản T.C.M đẩy mạnh việc hoạt động và SX theo mô hình mới, tôm mẹ chân đỏ được chọn lọc tốt nhất ngoài biển khơi có trọng lượng hơn 200 gram đưa vào quy trình, SX ra con giống mang tố chất như tôm mẹ. Tôm giống được sinh sản từ tôm mẹ chân đỏ có khả năng phát triển rất tốt, vượt qua được môi trường khắc nghiệt và điều đặc biệt là tôm có trọng lượng nặng hơn các loài tôm khác cùng kích cỡ. Nhằm giúp cho người nuôi đạt năng suất cao.

Quy trình SX “Sú Chân Đỏ” của Cty cũng được kiểm soát hết sức nghiêm ngặt. Tôm mẹ khi đưa vào SX đều được đội ngũ kỹ sư kiểm tra chặt chẽ cộng với việc nguồn nước được xử lý hoàn toàn sạch bệnh trước khi đưa vào ương nuôi đã cho ra đàn giống đảm bảo, khỏe mạnh, đồng đều, ngoại hình đẹp, sức đề kháng cao, nuôi mau lớn, đạt đầu con…

Điều quan trọng là tôm giống “Sú Chân Đỏ” khi xuất trại đã được chứng nhận kiểm dịch chất lượng của cơ quan quản lý chuyên ngành. Để giúp cho người nuôi dễ nhận dạng sản phẩm của Cty, tránh tình trạng “tiền mất tật mang”, sản phẩm của Cty được đóng thùng mang thương hiệu “Sú Chân Đỏ”.

Theo nhiều bà con, việc thả nuôi và chăm sóc “Sú Chân Đỏ”cũng hết sức đơn giản. Sau khi mua giống về, người nuôi chỉ cần tìm nơi thoáng mát rồi đổ tôm giống ra thau, khoảng 20.000 - 40.000 con/thau loại 50 lít. Lấy nước trong vuông tôm chứa vào bọc tôm treo lên phía trên thau, 1 thau khoảng 3 bọc. Sau đó dùng kim chích 1 lỗ nhỏ vào bọc nước để nước trong bọc chảy từ từ xuống thau.

Sau khi nước trong bọc chảy xuống đầy thau thì dùng ca múc tôm thả nhẹ nhàng xuống vuông nuôi (tốt nhất là thả vào ao gièo đã diệt tạp sau 5 - 7 ngày mới bung ra), sau đó cứ khoảng 15 ngày tạt men E.M đều khắp mặt ao, Với tốc độ tăng trưởng tốt thì khoảng 3 - 4 tháng là bắt đầu thu hoạch với kích cỡ 20 - 30 con/kg.

Tem kiểm định chất lượng được dán trên và dưới thùng. Băng keo mang logo, tên của Cty dán ở đáy thùng, mặt thùng và phía trong thùng có niêm nhựa in dòng chữ “Sú Chân Đỏ” và có số sê ri để kiểm soát lô hàng.

Đây là thương hiệu đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp giấy chứng nhận thương hiệu độc quyền trên toàn quốc. Vừa qua, Cty vinh dự đón nhận danh hiệu “Chất lượng Vàng thủy sản VN lần thứ 2- năm 2012", do Bộ NN-PTNT, Hội nghề cá VN tổ chức. Được biết, hiện tại Cty CP Giống thủy sản Sú Chân Đỏ - T.C.M không chỉ phân phối trong tỉnh Cà Mau mà còn ở nhiều tỉnh, thành khác trong khu vực ĐBSCL như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang…

Ông Nguyễn Văn Quân, ngụ xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước (Cà Mau), người đã liên tiếp thành công trong việc nuôi “Sú Chân Đỏ” trong nhiều năm qua cho biết, “Sú Chân Đỏ “ đã mang lại sự no ấm cho bà con nông dân. Nhờ có chất lượng tốt, giá cả phải chăng nên được rất nhiều bà con nông dân tin tưởng, chọn lựa. Với hơn 1 ha đất SX của gia đình, vụ nuôi vừa qua ông thả 60.000 con giống "Sú Chân Đỏ". Sau khi thu hoạch, trừ đi tất cả chi phí còn lãi hơn 150 triệu đồng.

Ông Nguyễn Đức Trung nhấn mạnh: “Cty không nặng về số lượng mà luôn xem chất lượng con giống là yếu tố quan trọng. Vì vậy dù đang trong thời buổi cạnh tranh giữa các cơ sở SX tôm giống, nhưng Cty luôn áp dụng mức giá giống “Sú Chân Đỏ” ổn định từ 45-55 đ/con”.

* Bà con có nhu cầu, xin vui lòng liên hệ tới Cty CP Giống thủy sản Sú Chân Đỏ - T.C.M tại địa chỉ nêu trên hay qua số điện thoại: 07803. 501.135.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm