| Hotline: 0983.970.780

'Cứ giao rừng người dân sẽ no ấm!'

Thứ Tư 20/09/2017 , 08:30 (GMT+7)

Trước đây chỉ có trồng rừng thì mới có gạo ăn, giờ thì nhờ có rừng mà có của ăn của để. Ai cũng xây cất được nhà cao cửa rộng, khang trang, tiện nghi sinh hoạt đủ đầy. 

16-38-10_ti_mot_xuong_so_che_go_o_x_tm_tien
Tại một xưởng sơ chế gỗ ở xã Tam Tiến

Trong chuyến công tác gần đây về Bắc Giang tôi nghe người dân và quan chức phản ánh hiện trạng rừng ở Yên Thế. Một là tình trạng tranh chấp đất rừng giữa người dân và doanh nghiệp vẫn đang nóng bỏng, chưa có hồi kết; hai là rừng được giao cho người dân thì phát triển tốt, đời sống người dân khấm khá lên rất nhiều. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin đề cập đến khía cạnh giao đất rừng cho người dân để thấy được hiệu quả kinh tế và môi trường.
 

Biến vùng đồi hoang vu thành trù phú

Yên Thế hiện có 14.000ha đất lâm nghiệp, chiếm gần 50% diện tích tự nhiên. Từ lợi thế đó, rừng Yên Thế đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Việc người dân mạnh dạn đầu tư, đưa tập đoàn cây giống mới vào sản xuất và cải tiến kỹ thuật trồng, chăm sóc, mở thêm xưởng chế biến đã nâng gấp đôi giá trị thu nhập một chu kỳ 5 - 7 năm từ 40 - 50 triệu đồng lên 80 - 120 triệu đồng/ha. 

Lão nông Nông Văn Luyện ở bản Rừng Phe, xã Tam Tiến, năm nay 84 tuổi, gặp chúng tôi cứ say sưa kể chuyện người dân được làm chủ trên đất rừng. Nhớ lại những ngày đầu nhận đất rừng để làm kinh tế, cụ Luyện kể: Những năm 1993 - 1994, vùng này hoang sơ lắm, nhà đông con nên tôi bàn với vợ nhận 11ha đất rừng của lâm trường do họ không quản lý được. Toàn bộ diện tích này nơi chúng ta đứng đây lúc bấy giờ cách xa trung tâm, nó hoang vu, heo hút chứ không xanh thẳm bạt ngàn như bây giờ đâu.

Nhận khoán xong, sau Tết nguyên đán, cả nhà tôi cơm đùm cơm nắm vào đây dựng lán, ngày đêm cuốc hố rồi đi mua giống cây bạch đàn, keo về trồng. Thấy rừng cây ngày một xanh mướt, vợ chồng, con cái thay phiên nhau vào rừng chăm sóc, bảo vệ. Ngày lại ngày nhìn cả khu rừng của gia đình cứ xanh thẳm, từ 1 - 2ha rồi đến cả hơn chục ha cây cứ lớn lên, vui mừng khôn xiết. Thế rồi nhiều gia đình khác cũng vào đây nhận đất rừng, trồng cây như chúng tôi. Mấy năm sau vùng đồi Tam Tiến cả trăm ha rừng được phủ xanh.

16-38-10_duoi_tn_rung_xnh_bt_ngn_keo_cu_gi_dinh_cu_luyen
Dưới tán rừng xanh thẳm của gia đình cụ Nông Văn Luyện

Rồi cũng đến ngày cây rừng cho quả ngọt. Sáu năm của một chu kỳ trồng, từng chuyến xe bò chở gỗ trong rừng sâu ra trục đường chính rồi bốc lên khoang xe ô tô tải để bán. Thêm năm tháng, người dân có kinh nghiệm trong việc trồng, chăm sóc bảo vệ cây trồng, nhất là việc chọn giống tốt đã góp phần thay đổi vùng đồi từ chỗ hoang vu thành trù phú. Đường sá được đầu tư mở rộng vào đến tận cửa rừng. Việc trồng, khai thác giờ không còn cách làm thô sơ như trước. Trên địa bàn xã đã có nhiều xưởng sơ chế, nhờ đó, giá trị cây trồng tăng lên đáng kể. Từng thế hệ, lớp người nơi đây đã thay phiên nhau làm cho từng khoảnh rừng, đồi đất thêm bạt ngàn màu xanh.

Trước đây chỉ có trồng rừng thì mới có gạo ăn, giờ thì nhờ có rừng mà có của ăn của để. Ai cũng xây cất được nhà cao cửa rộng, khang trang, tiện nghi sinh hoạt đủ đầy. Nhiều nhà có ô tô, đầu tư cho con cái học hành chu đáo.

“Khi tôi nuôi các con ăn học thì đói khổ, giờ bố mẹ chúng nuôi cháu tôi ăn học thì sung túc cũng nhờ giá trị từ rừng xanh mang lại”, cụ Luyện phấn khởi khoe.

“Nếu ngày xưa trồng 1ha rừng chỉ thu được vỏn vẹn 40 - 50 triệu đồng thì giờ lên đến 100 triệu đồng/chu kỳ 6 năm, thậm chí có thể đạt 120 triệu đồng, trong khi chi phí đầu tư vẫn thế”, cụ Luyện nói.
 

"Cứ giao rừng người dân sẽ no ấm"

Ông Phạm Văn Hòa, trưởng bản Rừng Phe cho hay, bản có 262ha đất rừng và 46 hộ dân. Những năm 1990, khi nhà nước giao đất rừng và thu 30.000 đồng/ha thì phần lớn là các hộ nhận khoán rừng để làm kinh tế. Sau hơn chục năm sản xuất thì nhận thấy việc người dân được giao rừng và trực tiếp trồng, chăm sóc, bảo vệ, rừng cho giá trị cao lên rất nhiều.

Hỏi ông Hòa, người trồng rừng ở đây có hay xảy ra xô xát, tranh chấp hoặc để xảy ra cháy rừng không? Ông Hòa đáp, việc phát đường băng rất tốt. Ai mới chặt thì gom lá, đốt ở phía giáp rừng chưa khai thác trước. Khi đốt thì có báo cáo và huy động lực lượng anh em có rừng xung quanh để cùng hỗ trợ, giúp đỡ nhằm đảm bảo việc đốt rừng tạp được an toàn, không để xảy ra cháy rừng. Chính cách làm này mà rừng Tam Tiến luôn được bảo vệ tốt, không có cháy rừng.

Còn việc mua bán gỗ rừng trồng theo ông Hòa bây giờ không có tranh chấp, xung đột nữa. Việc giao thương có gì khuất tất, uẩn khúc là cả làng cùng ra tìm cách tháo gỡ. Đâu đó có tình trạng bảo kê để gom nguyên liệu nhưng riêng khu vực này thì không có tình trạng đó nên nhân dân yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế rừng. Cách mà Tam Tiến làm chính là sự đoàn kết của cả làng, phát huy tiếng nói của những người có uy tín trong làng như cụ Luyện nên mọi việc luôn được giải quyết thấu đáo.

Cách đó không xa, tại bản Đồng Tâm, xã Đồng Vương, có mô hình kinh tế rừng khá thú vị. Đó là mô hình trồng rừng kinh tế của anh Phạm Văn Thắng. Năm 2005, anh Thắng bỏ 315 triệu đồng để mua trọn gói 14ha rừng của một người trên địa bàn, lúc đó đất chưa trồng rừng. Đất này được giao 50 năm. Mua xong đất thì nhà cũng hết tiền nên gia đình chỉ chủ trương trồng sắn, lấy ngắn nuôi dài. Đến năm 2010, gia đình chuyển sang trồng bạch đàn, cau và dự kiến cuối năm nay sẽ khai thác được 10ha bạch đàn. Theo tính toán ước đạt 1.500 - 1.700m3 gỗ, doanh thu khoảng 1,5 - 1,7 tỷ đồng sau 6 năm trồng.

16-38-10_nh_phm_vn_thng_ben_cy_su_no_nhieu_ho
Anh Phạm Văn Thắng bên cây sấu 2 tuổi nở đầy hoa

Anh Thắng cho hay, lúc đầu đầu tư 1ha chỉ khoảng 3,2 triệu đồng, từ công đào hố, bón phân, lấp hố mất 1,6 triệu; 1.200 đồng/cây giống khoảng 2 triệu tiền cây giống, trồng chăm sóc hết 8 triệu. Tính đến khi thu hoạch chi phí khoảng 25 - 30 triệu đồng/ha. Như vậy là lãi to, anh Thắng vui mừng.

Hiện gia đình anh Thắng có khoảng 3.000 gốc sấu, kế hoạch là sau khi thu hoạch xong bạch đàn sẽ phủ xanh 10ha bằng cây sấu. Về mặt chiến lược, bạch đàn mỗi năm sẽ thu 10 - 15 triệu/ha; còn sấu thì sẽ thu được 200 - 300 triệu đồng/ha.

Nghe vậy, trưởng bản Phan Thị Nga hỏi anh Thắng, rằng có nhiều hộ chặt bỏ sấu, sao chú có kế hoạch trồng nhiều thế? Anh Thắng đáp, đấy, người ta chặt thì em trồng. Cũng như 0,5ha cau trong vườn, khi em trồng người ta nói là dở hơi nhưng giờ mỗi quả cau em bán 1.500 đồng. Chỉ tay vào buồng cau bên cạnh, anh Thắng bảo khoảng 200 quả tương đương 300.000 đồng và bằng 1 cây bạch đàn. Có điều bạch đàn sau 6 năm mới cho thu hoạch còn cau thì thu hoạch hàng năm. Hay bạch đàn 6 - 8 năm mới thu hoạch, còn sấu là 2 năm sau trồng là cho thu hoạch luôn.

Ông Doãn Mạnh Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Tiến cho biết, toàn xã có 3.057ha đất tự nhiên, trong đó có 1.600ha đất rừng kinh tế. Nói về việc giao đất rừng cho người dân sản xuất, ông Sơn bảo, cái này thì khỏi phải bàn về tính hiệu quả nữa. Đi các nơi, chúng tôi rút ra một điều rằng, cứ giao rừng cho dân là người dân sẽ no ấm và rừng luôn có màu xanh cả ngoài và trong vùng lõi.

Trước 2005, anh Phạm Văn Thắng lái xe hóa chất mỏ. Làm nghề vận chuyển hóa chất thấy nguy hiểm nên bỏ nghề lái xe. Lấy vợ được 1 năm thì quyết định mua 14ha đất rừng này để tu chí làm ăn. Hồi chưa vợ cũng bạt mạng lắm, Thắng chia sẻ. Nay, cuộc sống gia đình ổn định, kinh tế từ rừng bắt đầu cho những quả ngọt mát lành, vợ và hai con khỏe mạnh, các con ngoan và học giỏi chính là động lực, điểm tựa cho anh Thắng gắn kết với 14ha đất rừng thực hiện hoài bão biến đồi hoang thành rừng xanh quả ngọt.

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Mavin nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Tập đoàn Mavin vừa vinh dự nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2022-2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm