| Hotline: 0983.970.780

Đã mắt với trại rau thủy canh hiện đại đầu tiên ở Yên Bái

Thứ Hai 18/12/2017 , 07:15 (GMT+7)

Trại rau thủy canh đầu tiên ở Yên Bái được xây dựng bởi nữ GĐ Cty Tư vấn Thủy lợi - Thủy điện, công nghệ Israel, SX các loại rau cao cấp, an toàn thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng.

Mặc dù mới ra đời, nhưng sản phẩm rau thủy canh này đã có mặt ở một số siêu thị lớn Hà Nội và những cửa hàng rau sạch TP.Yên Bái…

11-39-35_1
Thu hoạch rau thủy canh. Ảnh: Thái Vũ

Chị Phạm Thúy Hảo, GĐ Cty Tư vấn Thủy lợi - Thủy điện Yên Bái thành thật: Do công việc tôi phải đi đây đi đó nhiều, nên tận mắt thấy đủ kiểu canh tác rau không thể hình dung nổi. Nhiều ruộng rau tưới phân tươi, giòi bọ nhung nhúc, có ruộng rau họ phun các loại thuốc BVTV không có trong danh mục, rồi dùng thuốc kích thích… cốt để cho rau trông đẹp mắt. Nhưng thực tế những luống rau ấy vô cùng độc hại, khi về nhà nấu thức ăn cho gia đình nghĩ lại mà rùng mình. Tôi thường xuyên ra chợ, nên hiểu thế nào là rau sạch. Trong một chuyến công tác lên Đà Lạt tôi thấy những trại rau SX theo công nghệ của Israel, tạo ra những sản phẩm an toàn. Trở về Yên Bái, tôi quyết định tìm đất mở một trại rau trồng theo phương pháp thủy canh cung cấp ra thị trường…

Trại rau của chị Phạm Thúy Hảo đặt tại thôn Bảo Thịnh, xã Minh Bảo, TP.Yên Bái, rộng hơn 2.000m2 được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn của Israel, do Cty TNHH Đà Lạt Green chuyển giao. Trại được xây dựng từ tháng 6/2017, nhà quây bóng kính, có lưới điều chỉnh ánh sáng, hệ thống cấp nước với đầy đủ các khoáng chất được bơm lên các máng dẫn cung cấp cho các khay trồng rau.

11-39-35_2
Kiểm tra sự sinh trưởng của rau. Ảnh: Thái Vũ

Do trồng trong nhà kính, được điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng không một hạt bụi hay giọt mưa nào có thể lọt vào, nên không một loài côn trùng nào có thể xâm nhập mang các mầm bệnh tới. Các loại rau trồng không cần phun bất cứ loại thuốc BVTV nào mà vẫn xanh tốt, lá óng mượt đẹp như tranh vẽ. Nhiều khách hàng tới đây nhìn những luống rau xà lách xoăn ngỡ như làm bằng nhựa, dùng tay kiểm tra xem mắt mình có nhìn nhầm không?

Trại rau thủy canh của chị Phạm Thúy Hảo trồng đủ các loại: Xà lách xoăn xanh, xà lách xoăn tím, xà lách mỡ, xà lách ro men; rau có: muống, cải ngọt, cải chíp, cải bó xôi, su hào, mồng tơi; rau củ quả có: cà chua, dưa leo, cà tím… Trừ rau muống thì toàn bộ hạt giống rau khác đều nhập khẩu từ Hà Lan và Nhật hoặc từ Thái Lan về.

Sản phẩm của trại rau thủy canh được bán trong các cửa hàng rau sạch của TP.Yên Bái: Nam Cường, Dũng Linh, Km4, cửa hàng lẩu nướng Hàn Quốc… và siêu thị Bic GREEN Hà Nội. Ngoài ra, trại còn cung cấp rau cho các trường học, nhà trẻ, bệnh viện…

Lượng rau trại cung cấp mỗi ngày từ 100-150 kg, giá bình quân 50.000đ/kg. Theo chủ trại Phạm Thúy Hảo: Với lượng rau như hiện nay thì tạm đủ, nhưng theo chúng tôi dự báo nhu cầu rau sạch mỗi ngày một tăng cao, nên chúng tôi đang mở rộng trại lên 2.500m2, trồng đủ các loại rau để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt là những loại rau trái vụ, khi ngoài chợ không còn bán nữa thì trại chúng tôi có. Ví như rau muống, rau mồng tơi, cà tím… đã cuối tháng 12 mà chúng tôi vẫn có bán. Hoặc là những giống rau lạ mắt như su hào tím, cà chua đen chúng tôi sẽ cung cấp trong ít ngày nữa…

11-39-35_3
Cà chua hồng. Ảnh: Thai Vũ
11-39-35_4
Chị Phạm Thúy Hảo trao đổi với cán bộ kỹ thuật về sự sinh trưởng của rau. Ảnh: Thái Vũ

 

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm