| Hotline: 0983.970.780

Gửi về Đồng Nai:

Dân sống vật vờ vùng tái định cư

Thứ Ba 25/11/2014 , 10:53 (GMT+7)

Từ trục đường chính xã Mã Đà, chúng tôi rẽ vào vùng tái định cư ở tổ 6, ấp 1. Con đường quanh co, trơn trợt vì những trận mưa không dứt. 

Cách đây khoảng hơn chục năm, hàng trăm hộ dân sinh sống theo từng cụm nhỏ lẻ trong rừng (thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai) đã phải di dời về vùng tái định cư xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, từ đó đến nay người dân vùng tái định cư này phải đối mặt với cuộc sống lay lắt, không điện, không đất sản xuất, thiếu nước, thiếu công ăn việc làm…

SỐNG NHƯ BỊ “NHỐT”

Từ trục đường chính xã Mã Đà, chúng tôi rẽ vào vùng tái định cư ở tổ 6, ấp 1. Con đường quanh co, trơn trợt vì những trận mưa không dứt. Nằm khuất sâu là những ngôi nhà xập xệ, yếu ớt mong manh như chực đổ, hơn chục năm nay người dân ở đây vẫn chưa có điện để sử dụng và nguồn nước ngày càng khan hiếm.

Dạo một vòng quanh khu dân cư, không khí lặng lẽ ảm đạm, đa số người dân ngồi quẩn quanh vì chẳng có việc gì làm. Hầu hết người dân vốn đã quen với công việc ruộng rẫy nhưng khi chuyển về đây không có đất để sản xuất khiến họ như đang bị “nhốt” trong nhà mình.

Ngồi tiếp chuyện chúng tôi, ông Hai (ngụ ấp 5, Bờ Hào) đến ở đây từ năm 1989, than vãn: “Cuộc sống của chúng tôi rất khó khăn, cứ tối đến là phải mò trong bóng đêm chán ngán lắm. Cuộc sống đèn dầu như vậy đã 25 năm rồi đấy!”.

Còn bà Nguyễn Thị Ái (68 tuổi, tổ 6, ấp 1) kể, gia đình từ quê Quảng Ngãi chuyển vào khu vực Bờ Hào (xã Mã Đà) sinh sống từ năm 1992. Năm 2002, khi Lâm trường Mã Đà thông báo chủ trương vận động di dời về vùng tái định cư, gia đình bà chấp hành. Về nơi ở mới, gia đình được cấp miếng đất 400 m2 để dựng nhà ở và được nhận tiền bồi thường 20 triệu đồng.

Lúc trước còn ở trong rừng, gia đình còn có hơn mẫu rẫy để trồng hoa màu nên cũng đảm bảo được cuộc sống ổn định. Giờ chuyển về đây chẳng còn đất để làm, cuộc sống lâm cảnh bế tắc, khó khăn thiếu thốn trăm bề. Bà Ái buồn bã tâm sự: “Vợ chồng tôi đều lớn tuổi cả rồi đâu có xin vào công ty, xí nghiệp gì được nên suốt ngày đành phải ngồi nhà chẳng biết làm gì để có thu nhập lo bữa cơm. Con cái lập gia đình ở xa phải đi làm mướn kiếm sống qua ngày nên cũng không hỗ trợ gì cho cha mẹ được…”.

Chỉ tay lên mái tôn nhiều nơi thủng lỗ chỗ, bà Ái bảo ngôi nhà gỗ này vợ chồng bà đem từ trong rừng ra đây dựng lại và ở cho đến bây giờ. Tuy nhiên, đến nay căn nhà đã bắt đầu xuống cấp nặng, ván mục nát, tôn thủng nhiều chỗ nhưng không có tiền để sửa chữa lại. Mỗi lần mưa xuống cả nhà lại phải lấy thau canh hứng, có khi thức trắng đêm vì mưa dột.

Dọc con đường đất đỏ, còn nhiều căn nhà tạm liêu xiêu, sắp sụp đổ của người dân sống trong rừng. Gặp chúng tôi, bà Hai Phước cho biết, căn nhà bà đang ở được Lâm trường Mã Đà cấp từ năm 1985, hiện đã hư hỏng nặng, chỉ cần một cơn gió mạnh thổi qua là có thể đổ sập. Do không có tiền sửa chữa nên gia đình bà cứ phải sống trong cảnh nhà cửa rách nát te tua.

Cũng theo bà Hai Phước, mặc dù nhà dân bị hư hỏng nhưng ai muốn sửa chữa cũng rất khó khăn. “Chúng tôi hỏi ý kiến cán bộ kiểm lâm, họ nói không có thẩm quyền giải quyết, phải xin ý kiến lãnh đạo Khu bảo tồn. Nếu người dân tự ý sửa thì lúc di dời không được bồi thường do nằm trong vùng quy hoạch”, bà Hai Phước phàn nàn.

NHÀ TÌNH THƯƠNG XUỐNG CẤP

Ghi nhận thực tế, hiện nhiều căn nhà tình thương ở vùng tái định cư Mã Đà đã xuống cấp hư hỏng nặng, mái tôn thủng vá víu khắp nơi, tường gạch, gỗ bị thấm mục, cửa sắt gỉ sét… Do sợ căn nhà bị đổ sập bất cứ lúc nào, một số hộ dân đã phải dọn ra ngoài dựng lều ở tạm chứ không dám ở trong nhà tình thương của mình nữa.

18-20-56-nh-2171209595
Nhiều căn nhà tình thương tại vùng tái định cư Mã Đà đang xuống cấp

Đó là trường hợp của hộ chị Nguyễn Thị Kim Mai (39 tuổi), 2 năm qua gia đình chị đã phải dựng tạm một túp lều lá rộng khoảng 7m2 nằm khuất phía sau vườn vì căn nhà tình thương hư hỏng nặng. “Cách đây vài tháng, chúng tôi có thấy cán bộ xã xuống khảo sát để hỗ trợ tôn lợp mái lại cho những căn nhà tình thương đã hư hỏng. Tuy nhiên, khi tôi tìm gặp cán bộ trình bày hoàn cảnh thực tế thì chỉ nghe họ hứa là sẽ xem xét!”, chị Mai nghẹn ngào nói.

Trước đây, gia đình chị Mai sinh sống trong khu vực Suối Tượng (xã Mã Đà) và đi làm mướn chứ không có ruộng, rẫy. Sau khi chính quyền địa phương vận động, gia đình chị chấp hành di dời về vùng tái định cư này và được cấp nhà tình thương. Do không có nghề nghiệp, cuộc sống của gia đình gồm chị cùng 5 người con lay lắt với công việc làm mướn bữa đói bữa no. Khổ nhất trong mùa mưa này không ai kêu đi làm mướn, chị nhận hàng dán giấy vàng mã về nhà làm, thu nhập chỉ từ 300 – 400 ngàn đồng/tháng.

Gần đó hai mẹ con bà Nguyễn Thị Ngọc Thủy cũng chuyển về ở khu vực Bờ Hào từ năm 1994. Khi di dời về vùng tái định cư Mã Đà được cấp căn nhà tình thương. Tuy nhiên, từ khi chuyển về đây cuộc sống rơi tình cảnh bế tắc vì chẳng có nguồn thu nhập. Tuổi già thêm bệnh đau ốm liên tục, đến nay gánh nặng cơm áo gạo tiền đè trên đôi vai cậu con trai bà.

Theo phản ánh của người dân ấp 1, trước đây khi xã Mã Đà chưa thành lập thì lâm trường vận động những hộ dân có rẫy di dời về vùng tái định cư tại ấp 1 để xây dựng khu trung tâm sinh thái. Năm 2003, xã Mã Đà được thành lập thì lâm trường tiếp tục vận động các hộ dân không có rẫy và đang sinh sống trong rừng di dời về vùng tái định cư sẽ được cấp đất, xây nhà tình thương. Dù vậy, đa số hộ dân về đây đều gặp khó khăn về kinh tế bởi không công ăn việc làm.

18-20-56-nh-3171213481
Chị Nguyễn Thị Kim Mai phải nhận làm hàng dán giấy vàng mã để có tiền mua gạo lo bữa ăn từng ngày

Trao đổi với PV, ông Trần Văn Mùi, GĐ Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai cho biết: Việc di dời dân ra khỏi rừng để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là một chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên, do dự án kéo dài nhiều năm đã gây không ít khó khăn cho cả người dân và Khu bảo tồn.

Nhất là khi vùng quy hoạch trở thành rừng đặc dụng, người dân ở trong rừng không được đầu tư cơ sở hạ tầng, không được trồng trọt hay chăn nuôi, không còn được canh tác tự do nữa. Do vậy, họ sống rất thiếu thốn, đường đi khó khăn, điện, trường, trạm y tế… không có.

Còn về phía Khu bảo tồn, đã là rừng đặc dụng nhưng người dân ở quá đông (khoảng 1,3 ngàn hộ), thậm chí nhiều hộ ở sâu trong rừng hơn cả chốt, trạm kiểm lâm nên rất khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo tồn sự đa dạng sinh vật rừng.

Rất mong chính quyền tỉnh Đồng Nai xem xét giải quyết sinh kế cho nhân dân vùng tái định cư này.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm