| Hotline: 0983.970.780

Đáng nể 'lão nông' khiến nhãn Bắc chín vào mùa đông, giá gấp 2,5 lần chính vụ

Thứ Tư 08/11/2017 , 07:15 (GMT+7)

Trong cái rét hanh hao đầu đông, tôi được "mục sở thị" một vườn nhãn cây trái sum xuê, chùm nào quả cũng sai lúc lỉu, vỏ căng tròn mọng nước, cùi ngọt lịm như đường phèn, sau ăn hương còn thơm phảng phất...

Thời tiết vụ ĐX 2016 - 2017 ở đồng bằng Bắc Bộ được coi là ấm nóng lịch sử, vụ hè thu đã xảy ra mưa lớn liên tục chưa từng có từ hơn 10 năm nay. Làm cho hầu hết diện tích nhãn bị mất mùa quả.

21-42-15_nhn_chin_giu_mu_dong
Dự kiến nhãn của ông Tuấn sẽ thu hoạch vào tiết Đông chí (sau 20/12 DL)

Trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt ấy, có hai lão nông ở tỉnh Hưng Yên đã làm được những điều chưa từng thấy trong sản xuất nhãn: Điều khiển cho cây ra hoa giữa mùa hè, có nhãn chín cực muộn (trái vụ):

Lão nông thứ nhất được mệnh danh là “phù thuỷ nhãn” Nguyễn Văn Cảnh ở xã Lam Sơn, thành phố Hưng Yên. Trình độ học vấn chỉ hết phổ thông trung học, nhưng từ gần 20 năm nay ông Cảnh đã điều khiển được cho cây nhãn ra hoa, đậu quả theo ý muốn. Nhờ vậy, trang trại nhãn hơn 1ha của gia đình năm nào cũng được mùa. Sản lượng thu hoạch luôn đạt 18 - 20 tấn quả. Doanh thu hơn 400 – 500 triệu đồng mỗi năm.

Riêng năm 2017 này, ngoài điều khiển cho nhãn ra hoa, thu quả chính vụ, ông Cảnh còn xử lý cho nhãn ra hoa cực muộn (cuối tháng 4 đầu tháng 5). Đến nay các cây nhãn này đã bắt đầu cho thu hái quả. Năng suất trung bình khoảng 12 tấn/ha. Sản lượng ước đạt 2,5 - 3 tấn. Thời vụ thu hoạch kéo dài tới 20 tháng 11. Với giá nhãn đang bán tại vườn là 50.000 đồng/kg, thì vụ nhãn mùa đông này gia đình ông Cảnh sẽ có thu tới 120 -150 triệu đồng. Lợi nhuận xấp xỉ 100 triệu đồng.

Ngoài xử lý để cho nhãn ra hoa, đậu quả trái vụ như năm nay, hàng năm ông Cảnh còn điều khiển để có nhãn thu hoạch trà cực sớm (đầu tháng 6).

Do nắm được nhiều bí quyết điều khiển cho cây nhãn ra hoa đậu quả theo ý muốn, ông Cảnh đã được mọi người dân trong vùng mệnh danh là “phù thuỷ nhãn”.

Trang trại nhãn của ông Cảnh cùng đã từng được đón nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của nhà nước, một số đoàn chuyên gia các nước Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan... đến thăm động viên và tìm hiểu cách làm.

Lão nông thứ hai làm xôn xao các nhà khoa học kinh điển về cây ăn quả, là ông Hoàng Quang Tuấn ở xã Đại Hưng, huyện Khoái Châu. Việc trồng nhãn với ông chỉ là làm “tay ngang”. Sở trường của ông Tuấn là thâm canh cá. Nhờ chịu khó tìm tòi học hỏi, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn sản xuất, ông Tuấn đã điều khiển cho một số cây nhãn vườn nhà ra hoa giữa mùa hè (đầu tháng 6).

Đến nay các cây nhãn này đều đã cho quả phát triển bình thường. Dự kiến sẽ cho thu hoạch xung quanh tiết Đông chí (khoảng sau ngày 20/12 DL). Sản lượng quả trên 100kg/cây. Khi đó giá nhãn có thể tới 100.000 đồng/kg, vì bấy giờ nhãn được coi là hàng “độc”.

21-42-15_nhn_cu_lo_nong_hong_qung_tun_se_thu_qu_vi_dip_22_thng_12
Bất ngờ với nhãn chín giữa mùa đông

Trước đó, Báo NNVN đăng bài “Tuyệt chiêu cho nhãn ra hoa trái vụ”, đã có rất nhiều chuyên gia đầu ngành về cây ăn quả như PGS.TS Trịnh Khắc Quang (nguyên Q.GĐ Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả), GS.TS Ngô Thế Dân (Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam)... cùng nhiều cơ quan báo, đài Trung ương và địa phương, đã tìm đến trang trại nhãn của ông Hoàng Quang Tuấn để tham quan. Đây cũng là lần thứ hai ông Tuấn điều khiển cho nhãn có quả thu hoạch giữa mùa đông (lần đầu năm 2007).

Tìm hiểu thực tế chúng tôi thấy: Các cây nhãn cho quả trái vụ đều được xử lý ra hoa bằng chế phẩm Kaliclorat (KCLO3), kết hợp với khoanh vỏ thân/cành. Nhìn chung quả nhãn cho thu hoạch trái vụ đều tương đối nhỏ (bằng ¾ quả nhãn chính vụ cùng vườn). Nấm bệnh tồn dư trên quả rất ít (do hanh khô độ ẩm không khí thấp). Chất lượng quả nhãn ngọt thơm vượt trội. Tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch thấp. Có thể bảo bảo quản tự nhiên được dài ngày hơn. Giá nhãn cũng cao gấp 2,5 lần so với nhãn chính vụ.

Thành công cho cây nhãn có quả thu trái vụ đã mở ra cơ hội rất lớn cho các nhà làm vườn, có thể kéo dài mùa vụ hoạch nhãn tới giữa mùa đông, tăng thu gấp bội cho người làm vườn. Đây cũng là gợi mở cho các nhà nông khác có thể vận dụng sáng tạo trên các cây ăn quả khác.

Từ thành công thực tế của hai lão nông trên, có thể trong thời gian tới các nhà nông học nước ta phải thay đổi tư duy kinh điển về cây nhãn miền Bắc.

 

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm