| Hotline: 0983.970.780

Đánh trống bỏ dùi

Thứ Năm 06/09/2012 , 10:19 (GMT+7)

Hôm nay là ngày khai giảng, lão Cò quyết định đưa cháu tới trường, hưởng ứng phong trào “Toàn dân đưa trẻ tới trường” bằng chiếc Ford Fiesta mới tinh.

Hôm nay là ngày khai giảng, lão Cò quyết định đưa cháu tới trường, hưởng ứng phong trào “Toàn dân đưa trẻ tới trường” bằng chiếc Ford Fiesta mới tinh.

Hoá ra không chỉ mình lão đưa con em đến trường bằng ô tô, mà còn nhiều người khác nữa. Núi Hài vùng đất nghèo nàn, tăm tối vừa trải qua trận lũ lụt sao hôm nay lại nhiều xe ô tô đến vậy? Hỏi ra mới hay, trận mưa lũ vừa qua núi Hài bị sập đổ mấy chục nóc nhà, lúa bị vùi dăm bảy mẫu... để chia sẻ với người dân vùng lũ nên khai giảng năm nay ngành giáo dục chọn núi Hài để các lãnh đạo tỉnh và trung ương tới dự, phát động phòng trào “thi đua dạy tốt học tốt”. Ô tô nhiều là vậy, số ô tô kia nhiều hơn đám trâu bò của núi Hài, mỗi cái ô tô trị giá bằng cả trăm con trâu bò.

Cờ đỏ và khẩu hiệu giăng ngợp trời, đám trẻ con núi Hài đứa nào cũng xúng xính quần áo mới đủ loại sắc màu dân tộc. Lão nhớ lại ngày xưa lão tới trường bằng đôi chân trần đen thui, nứt nẻ, đôi chân ấy đã vượt qua dãy Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ... Lão tới bên một cháu bé mặc bộ quần áo dân tộc Dao hỏi:

- Cháu ở bản nào vậy?

Cô bé nhìn lão ngỡ ngàng:

- Dạ, cháu... cháu không ở bản nào ạ. Cháu là học sinh thị trấn, hôm nay có lãnh đạo trung ương và tỉnh lên, phòng giáo dục mượn chúng cháu sang đây để khai giảng...

- Thế bộ quần áo dân tộc cháu đang mặc đây là thế nào?

- Họ mượn cho cháu để đóng giả là người dân tộc mà bác...

Lão Cò trợn tròn mắt kinh ngạc:

- Lão hiểu rồi, hiểu rồi...

Thời bao cấp khi lãnh đạo xuống kiểm tra cơ sở chăn nuôi, người ta mượn lợn của dân về thả trong trại HTX, nay khai giảng vì không muốn lãnh đạo trung ương và tỉnh thấy đám trẻ con núi Hài nheo nhóc họ mượn học sinh trường khác. Thật là diệu kế! Diệu kế! Lão cứ nghĩ miên man: Sao bảo ngành giáo dục đang thực hiện phong trào hai tốt “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, thì cái sự mượn học sinh này có phải là bệnh hình thức không? Đang mải suy nghĩ thì tiếng trống khai giảng năm học mới tùng tùng bắt đầu.

Mọi người nín thở, mắt ngước nhìn cánh tay vị lãnh đạo vung cao chiếc dùi buộc nơ đỏ đánh ba hồi trống, tiếng trống âm vang núi rừng, âm vang trong lòng bao đứa trẻ khi bước vào năm học mới. Lão Cò chợt nhớ câu “Đánh trống bỏ dùi”. Nhớ lại kỳ thi vừa rồi, cái sự lộn xộn xảy ra ở trường Đồi Ngô hay Đồi Sắn gì đó. Hoá ra căn bệnh thành tích vẫn bám dai dẳng. Vậy, phong trào thi đua hai tốt cũng giống như chuyện đánh trống bỏ dùi thôi. Tai lão Cò ù đặc, lão chả nghe được những lời của các vị lãnh đạo nói với học sinh những gì.

Về nhà, lão kể lại chuyện mượn học sinh với bác Thảo Dân, bác mỉm cười:

- Chuyện đánh trống bỏ dùi xem ra cũng giống như chuyện hứa xuông, nói xạo của một bộ phận lãnh đạo thời nay. Cứ chuyện gì các quan quyết tâm là chuyện đó chả làm được. Ví như chống lãng phí tham nhũng, chống bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử, chống uống rượu trong giờ làm việc, bỏ học thêm dạy thêm...

Lão Cò thở dài:

- Xem ra chuyện đánh trống bỏ dùi chắc còn tồn tại dài dài bác nhỉ? Mừng năm học mới, tôi với bác làm một ly Tiên Lãng Tửu cho râm ran cái đầu đã bác...

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm