| Hotline: 0983.970.780

DAP Đình Vũ trên quê hương Hải Phòng

Thứ Hai 03/06/2013 , 08:34 (GMT+7)

Tại cánh đồng 7 ha thử nghiệm bón DAP Đình Vũ SX giống lúa HYT 100 cho thấy cây sinh trưởng, phát triển tốt, bộ rễ to khỏe, lá dày, to, kháng sâu bệnh tốt.

Cty TNHH MTV DAP-VINACHEM, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư TP, Phòng Trồng trọt (Sở NN-PTNT Hải Phòng) vừa tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá hiệu quả mô hình sử dụng phân bón phức hợp DAP Đình Vũ. Qua hội nghị này, phía nhà SX và nông dân có điều kiện hiểu nhau nhiều hơn.

Theo số liệu Trung tâm KN-KN Hải Phòng công bố, tại cánh đồng 7 ha thử nghiệm bón DAP Đình Vũ tại thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão SX giống lúa HYT 100 cho thấy cây sinh trưởng, phát triển tốt, bộ rễ to khỏe, lá dày, to, kháng sâu bệnh tốt.

Đặc biệt, lúa đẻ nhánh gọn, tập trung nên số dảnh hữu hiệu nhiều hơn ô đối chứng 5 dảnh/m2. Một ưu điểm khác khi bón DAP Đình Vũ tỉ lệ lúa lem lép hạt ít hơn hẳn ô đối chứng. Năng suất đạt 81 tạ/ha, cao hơn sử dụng phân bón thông thường 3 - 5 tạ/ha.


Hội thảo DAP Đình Vũ tại Trường Sơn (An Lão - Hải Phòng)

Bà Trịnh Thị Kim Anh - PGĐ Trung tâm KN-KN Hải Phòng cho biết, qua theo dõi tình hình sâu bệnh và hiệu quả kinh tế cho thấy việc sử dụng DAP Đình Vũ rất có lợi cho nông dân. Đặc biệt, với giống lúa mẫn cảm với bệnh đạo ôn như HYT100 sử dụng DAP Đình Vũ mức độ nhiễm đạo ôn rất nhẹ, trong khi các lô đối chứng tỉ lệ nhiễm từ trung bình đến nặng.

Chính vì tiết kiệm được phân bón cộng giảm chi phí thuốc BVTV do lúa không bị sâu bệnh nên hạch toán kinh tế cho thấy 1 ha lúa sử dụng DAP Đình Vũ giảm 833.000 đồng so với cách bón phân thông thường, tăng lãi thuần trên 1 ha lên tới 30 triệu đồng.

Có mặt tại cánh đồng thuộc thôn An Tràng, thị trấn Trường Sơn, các đại biểu dự hội nghị đều tấm tắc với mô hình “cánh đồng mẫu lớn” sử dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật trong thâm canh. Hình ảnh ấn tượng nhất là chiếc máy gặt đập liên hợp của Nhật Bản liên tục “ăn lúa” rào rào, phía sau những người nông dân chỉ việc hứng bao tải đựng thóc chảy ra như suối.

Phấn khởi với thành quả có được, ông Nguyễn Văn Phương, Bí thư Đảng ủy thị trấn Trường Sơn chia sẻ, điều tiên quyết và quan trọng nhất để áp dụng thành công việc đưa máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch là cây lúa không bị đổ. Vì vậy, đưa DAP Đình Vũ vào canh tác vụ xuân vừa qua là hướng đi đúng đắn. Không những vậy, năng suất lúa còn tăng 10 - 15%, hiệu quả rất rõ ràng.

Về phía nông dân, những ai đã sử dụng phân bón DAP Đình Vũ đều thấy hài lòng và tin tưởng vào thương hiệu, chất lượng của Cty DAP-VINACHEM. Thậm chí, một số bà con còn trách tại sao có phân bón tốt như vậy địa phương không đưa sớm hơn. Dự hội nghị, TGĐ Cty TNHH MTV DAP - VINACHEM Nguyễn Văn Sinh chân thành chia sẻ tâm tư, nguyện vọng của nông dân Hải Phòng. 

Ông nói: “Do trước đây mải mê làm kinh tế nên sản phẩm DAP Đình Vũ chủ yếu được chúng tôi ưu tiên xuất khẩu và phân phối tại ĐBSCL. Nhưng từ năm 2013, Cty DAP-VINACHEM xác định miền Bắc là địa bàn kinh doanh quan trọng không thể thiếu, đặc biệt là Hải Phòng nơi đặt nhà máy DAP Đình Vũ.

Cty chúng tôi quán triệt, các đại lý phân phối DAP Đình Vũ phải bán với giá cả thấp nhất, DN lãi ít đi một ít nhưng cái lợi với nông dân là rất lớn khi bà con được tiếp cận với TBKT, tiếp cận sản phẩm phân bón có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất VN hiện nay. Từ đó, nâng cao năng suất và cải thiện thu nhập cho người nông dân”.

Ông Lê Ngọc Hoa, Chủ tịch HĐQT Cty CP Thành Nam (đơn vị phân phối sản phẩm DAP Đình Vũ tại Hải Phòng): “Là một DN cung ứng phân bón lớn, chúng tôi nhận được rất nhiều phản hồi từ phía nông dân là có sản phẩm DAP Đình Vũ tốt như vậy sao không đưa về để bà con sử dụng?

Vì thế chúng tôi liên hệ hợp tác với Cty DAP Đình Vũ. Chỉ sau một vụ thử nghiệm, hiện đơn đặt hàng DAP Đình Vũ vụ mùa sắp tới ở Hải Phòng đã lên tới cả chục ngàn tấn, khẳng định chất lượng vượt trội của DAP Đình Vũ là không thể phủ nhận”.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm