| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Nghêu chết hàng loạt

Thứ Tư 06/04/2011 , 09:58 (GMT+7)

Nhiều chủ nghêu ở huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) và xã viên của các HTX nghêu ở hai huyện Bình Đại, Ba Tri (Bến Tre) đang đối diện trước nguy cơ nghêu chết hàng loạt.

Nhiều chủ nghêu ở huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) và xã viên của các HTX nghêu ở hai huyện Bình Đại, Ba Tri (Bến Tre) đang đối diện trước nguy cơ nghêu chết hàng loạt.

Có mặt tại vùng biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) mà xót cùng 170 chủ nghêu ở đây. Sân nuôi nghêu rộng hơn 1.200 ha vắng lặng, chỉ có những chiếc chòi canh nghêu đứng chơ vơ cùng biển nước đục ngầu. Ông Hai Rum, chủ bãi nghêu 13 ha ở khu vực cồn ông Mão, nói: Nghêu chết ồ ạt mà chưa tới lứa thu hoạch, nên biển vắng hoe. Của biển đã trả về cho biển hết rồi.

Ông Hai Rum ước tính, đến ngày 5/4 đã có hơn 40% số nghêu thả nuôi đã chết và đang tiếp tục chết. Một ha bãi nuôi nghêu phải đầu tư khoảng 500 triệu đồng tiền con giống và các chi phí khác. Năm ngoái, nghêu cũng chết sạch, năm nay gom vốn, vay nợ ngân hàng nuôi lại với hy vọng gỡ gạc thua lỗ, nhưng từ đầu năm 2011 đã phát hiện nghêu chết lai rai. Từ đầu tháng 3 đến nay nghêu chết càng nhiều, mỗi con nước lớn, ròng là nghêu nhả vỏ chết trắng sân.

Sân nghêu của ông Rum chết không thê thảm bằng sân nghêu của ông Phan Văn Hải, ở ấp Chợ. Ông Hải thả nuôi 11 ha đã chết đến 90% số nghêu thả. Ông Phan Văn Sầy nuôi 6 ha bị chết 80%, ông Nguyễn Văn Chính ở ấp Bà Canh nuôi 2 ha, bị chết 70%. Nạn nhân mới nhất của dịch nghêu chết là ông Trần Văn Chơi ở ấp Cầu Muống thả nuôi 4 ha nghêu. Sáng ngày 5/4 ra thăm sân nghêu, thấy vỏ nghêu nổi trắng xóa trên mặt bãi bồi, tá hỏa chạy vào báo với UBND xã Tân Thành. Ông Chơi nói: Bây giờ tui rối quá, chưa xác định được nghêu chết bao nhiêu, nhưng nhiều lắm mấy chú ơi.

Năm nay nghêu chết hàng loạt không khác vụ nghêu năm 2010, các chủ sân nghêu biết rõ nhưng không thể làm gì được để cứu khoảng 25.000 – 30.000 tấn nghêu thịt. Với đà này, các chủ sân nghêu không thể tránh khỏi một mùa trắng tay. Giá nghêu thịt trên thị trường đang ở mức 26.000 đồng/kg (loại 60 con/kg) nhưng hầu như không có chủ sân nghêu nào có nghêu đạt kích cỡ thu hoạch. Từ giữa tháng 3 đến nay các chủ sân nghêu kêu thương lái bán tháo nghêu chưa đến lứa thu hoạch để gỡ vốn, nhưng các điểm thu mua chỉ trả giá 18.000 - 19.000 đồng/kg, với điều kiện nghêu trên sân chưa bị chết ồ ạt họ mới mua. Nếu năm nay bị thiệt hại nặng, các chủ sân nghêu sẽ ôm nợ lớn.

Ông Ngô Phi Trường, Chủ tịch UBND xã Tân Thành, Gò Công Đông, Tiền Giang cho biết: Từ đầu năm đến giữa tháng 3/2011 đã có khoảng 160 ha sân nuôi nghêu xảy ra hiện tượng nghêu chết mỗi lúc một nhiều. Đó là con số thống kê được vì hiện nay khắp diện tích 1.200 ha sân nghêu của xã, chỗ nào cũng nghe người dân thông báo nghêu chết. Nơi ít thì 5-10%, nơi nhiều 80-90% lượng nghêu thả nuôi. Năm nay, chủ sân nghêu Tân Thành tiếp tục lâm cảnh khó khăn, bởi mùa nghêu năm 2010 toàn xã có đến 900 ha sân nghêu bị thiệt hại nặng, hơn 240 tỉ đồng trôi theo nước biển.

Ông Nguyễn Huỳnh Đức, Bí thư Đảng ủy xã Tân Thành và cũng là một chủ sân nghêu nói: "Nghề nuôi nghêu rất lạ, một sân bị chết ồ ạt thì các sân xung quanh không sớm thì muộn cũng sẽ chết theo, như bệnh dịch lây lan vậy"- 

Ông Trịnh Công Minh, PGĐ Sở NN-PTNT Tiền Giang cho biết: “Chúng tôi đã gửi mẫu nghêu chết đến Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 để xét nghiệm tìm hiểu nguyên nhân, nhưng chưa có kết quả”.

UBND xã đã gửi kiến nghị về các cơ quan hữu trách của huyện Gò Công Đông và tỉnh Tiền Giang, yêu cầu nhanh chóng tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến nghêu chết hàng loạt để giúp người nuôi nghêu phòng bị, nhưng cho đến nay chưa có kết quả. Còn theo kinh nghiệm của các chủ sân nghêu, năm nay nghêu chết ồ ạt do gió chướng mạnh bất thường và kéo dài, nhiệt độ nước và độ mặn cao, nghêu chịu không nổi, thi nhau chết. Quan trắc độ mặn của nước biển tháng 3 đã lên đến 28%o, nhiệt độ nước trên 30oC, trong khi con nghêu sống tốt và phát triển ổn định ở độ mặn từ từ 10%o – 20%o và nhiệt độ nước biển không cao quá 30oC.

Không chỉ Tiền Giang, ông Nguyễn Văn Bụi, Phó trưởng phòng Khoa học kỹ thuật Sở NN-PTNT Bến Tre cũng cho biết: Từ giữa tháng 3 đến nay tình trạng nghêu chết nhiều xuất hiện ở một số bãi nghêu của HTX nghêu Đồng Tâm, HTX nghêu Rạng Đông ở huyện Bình Đại, HTX nghêu Bảo Thuận, An Thủy, Tân Thủy ở huyện Ba Tri. Ước tính sơ bộ ban đầu đã có khoảng 20 – 30% nghêu thả nuôi bị chết. Loại nghêu 1.200 – 1.500 con/kg chết nhiều hơn nghêu thương phẩm. Theo khảo sát, nguyên nhân nghêu chết là do mật độ nghêu trên các bãi nuôi quá dày, trong khi nắng nóng gay gắt, nước mặn cao hơn so với năm trước. Đáng chú ý là các cơ quan chuyên môn đã phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn Perkinsus trên các bãi nuôi nghêu, là tác nhân gây bệnh cho nghêu.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm