| Hotline: 0983.970.780

Dịch bệnh - Mối quan tâm hàng đầu của nông dân

Thứ Tư 09/07/2014 , 14:12 (GMT+7)

Từ ngày áp dụng quy trình chăn nuôi VietGahp, đàn gà sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Ngoài chi phí giảm, lợi nhuận tăng, môi trường sạch hơn ra, áp dụng quy trình này, thấy yên tâm hơn nhiều.

“Nếu phòng tránh được dịch bệnh tốt thì dù giá cả có xuống 1 chút cũng vẫn có ăn. Còn xảy ra dịch bệnh thì có khi mất trắng. Cả đời chỉ biết sống bằng chăn nuôi, cho nên, dịch bệnh là mối quan tâm lớn nhất của người nông dân chúng tôi”, đó là chia sẻ của những người chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Châu Thành, Long An mà chúng tôi có dịp tiếp xúc.

KHÔNG KHÓ

Ghé thăm hộ ông Lê Văn Kiển, ở ấp 7, xã Vĩnh Công, huyện Châu Thành, Long An, cảm nhận đầu tiên của chúng tôi là khá sạch sẽ, nếu chỉ ở ngoài cổng thì không biết ông đang nuôi đàn heo hơn trăm con. Như hiểu ý chúng tôi, ông Kiển cười, “thuyết” một hơi dài: “Giờ chăn nuôi hộ gia đình mà để ô nhiễm, bốc mùi thì chính mình cũng khó chịu chứ đừng nói hàng xóm. Chưa kẻ, chăn nuôi kiểu truyền thống, đàn heo dễ nhiễm bệnh. Mà 1 con bị là có nguy cơ lây cho nhiều con khác. Các loại vắcxin không có loại nào đạt hiệu quả phòng bệnh 100%. Cho nên, phải áp dụng đồng bộ nhiều phương pháp”.

Tôi nghe ông Kiển nói, không khỏi ngạc nhiên, hỏi: “Sao chú rành như chuyên gia vậy?”. Ông Kiển cười to hơn: “Thì tại tôi mới được cán bộ của dự án Lifsap xuống “chỉ giáo” về quy trình chăn nuôi VietGahp, rồi tôi cũng có tham gia mấy lớp tập huấn về chăn nuôi an toàn sinh học theo giải pháp này”.

Theo ông Kiển, chăn nuôi theo quy trình VietGahp được kiểm soát chặt chẽ ở từng khâu sản xuất như chuồng trại, chất lượng con giống, thức ăn, nước uống, thú y, chăm sóc, nuôi dưỡng, ghi chép, xuất bán sản phẩm, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường, cải thiện năng suất và chất lượng, đáp ứng các tiêu chí an toàn thực phẩm, mang đến sản phẩm sạch cho người người tiêu dùng.

Đặc biệt, hiệu quả kinh tế tăng rất rõ khi tiết kiệm được khoảng 3.000 đồng/kg hơi so với chăn nuôi truyền thống. “Tôi áp dụng các quy trình do cán bộ đưa xuống và hướng dẫn cặn kẽ, thấy chỉ cần chú ý chút là làm được, không khó”.

Một trong những điểm đặc trưng khi tham gia nhóm GAHP là mỗi hộ phải có một quyển sổ theo dõi sức khỏe, cân nặng của heo đến việc tiêm phòng, loại thuốc, ngày tiêm, tiền khấu hao thức ăn, thuốc bổ, tiền vệ sinh chuồng trại, tiền lời…từ lúc còn nhỏ đến khi xuất chuồng.

Theo ông Kiển, quyển sổ này được sắp xếp rất khoa học, hợp lý nên dễ dàng tra cứu thông tin, theo dõi đàn gia súc, nhờ đó, người chăn nuôi có biện pháp khắc phục hợp lý, kịp thời khi tình huống xấu xảy ra.

Thực tế cho thấy, hầu hết các hộ chăn nuôi áp dụng quy trình GAHP đều tăng lợi nhuận hơn 20% so với 8% của các hộ không áp dụng giải pháp.

Bên cạnh đó, chăn nuôi theo GAHP, các hộ có điều kiện đầu tư hệ thống xử lý môi trường phù hợp với quy mô chăn nuôi của mình như hầm biogas, hầm ủ phân compost…góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng thông qua việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Khí thải tạo ra từ hầm Biogas được sử dụng để đun nấu có thể tiết kiệm cho hộ chăn nuôi của dự án trung bình khoảng 3 - 4 triệu/năm.

ĂN, UỐNG, Ở ĐỀU SẠCH

Theo báo cáo của Ban quản lý Dự án LIFSAP, các mô hình GAHP được triển khai trong 49 Vùng chăn nuôi ưu tiên với hơn 10.000 hộ chăn nuôi tham gia đang đem lại những hiệu quả kỹ thuật rất đáng khích lệ: Tỷ lệ tiêm phòng vacxin đối với các bệnh thông thường tại các Vùng chăn nuôi ưu tiên đạt trên 80%, đối với các hộ GAHP đạt trung bình trên 90%; tỷ lệ lợn, gà mắc bệnh, chết đã bắt đầu giảm mạnh ở lứa nuôi thứ 2 từ 13,7% xuống còn 1,06%. Có thể nói đây là tỷ lệ nuôi sống lý tưởng đối với chăn nuôi ở cấp nông hộ.

Đó chính la những nguyên tắc phải tuân thủ trong qui trình chăn nuôi VietGahp. Tức là vật nuôi phải ăn đầy đủ dinh dưỡng, thức ăn bảo đảm vệ sinh theo tiêu chuẩn; nước uống được lọc và diệt khuẩn; sát trùng chuồng trại định kỳ để tiêu diệt mầm bệnh, xử lý chất thải bằng hầm biogas nên không gây ô nhiễm môi trường.

Tương tự với gia súc, gia cẩm chăn nuôi theo qui trình VietGahp cũng không có nhiều khác biệt. Tình trạng sức khỏe, lượng thức ăn tiêu thụ trong suốt quá trình nuôi, ngày tiêm phòng, loại thuốc đã dùng, hạch toán kinh tế, ghi nhận lời - lỗ, tỷ lệ hao hụt đầu con gia cầm… cũng được người nuôi cập nhật hằng ngày.

Đến hộ ông Trần Ngọc Trát (ấp Ái Ngãi, xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành, Long An), chủ một trang trại hơn 2.000 con gà, ông cho biết, tham gia chương trình này người chăn nuôi phải thực hiện nghiêm túc các yêu cầu như: Chuồng trại phải ở nơi khô ráo, thoáng mát, có hàng rào ranh giới, vùng đệm, hàng rào bên trong cách ly vùng chăn nuôi.Cổng trại có hệ thống bơm và vòi nước để dễ dàng vệ sinh; có hố sát trùng để diệt khuẩn, cách ly nguồn bệnh.

Xung quanh mỗi dãy chuồng có rãnh thoát nước thải, chất thải lỏng trước khi thải ra môi trường phải được xử lý, chất thải rắn phải được xử lý khỏi mầm bệnh trước khi dùng vào mục đích khác, chuồng nuôi thoáng mát vào mùa hè và kín, ấm vào mùa đông. Lịch tiêm phòng các bệnh nguy hiểm như dịch tả, H5N1. Máng ăn, lồng úm gà con, bể tắm cát, dàn đậy cũng được xây dựng theo đúng chuẩn và sau khi xuất chuồng phải có thời gian trống để tiêu độc khử trùng trước khi tái đàn.

Đặc biệt, khi áp dụng ATSH thì vật nuôi không được dùng chất tăng trọng và chất tạo nạc, không dùng kháng sinh cấm để chữa bệnh hay phòng bệnh; với các loại kháng sinh được sử dụng thì phải ngưng dùng trước khi giết thịt theo khuyến cáo của từng loại thuốc, do đó, sẽ không lo ngại vấn đề tồn lưu kháng sinh trên thịt, trứng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

“Từ ngày áp dụng quy trình chăn nuôi VietGahp, đàn gà sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Ngoài chi phí giảm, lợi nhuận tăng, môi trường sạch hơn ra, áp dụng quy trình này, thấy yên tâm hơn nhiều”, ông Trát cho biết.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm