| Hotline: 0983.970.780

Diệt chuột, lợi một hại mười

Thứ Ba 09/04/2013 , 10:15 (GMT+7)

Mặt nước nổi màng đen kịt, cá chết trắng ao và đáng lo ngại hơn những loài bò sát có sức sống mạnh như rắn cũng phình bụng chết vì “liếm” phải nguồn nước có thuốc diệt chuột.

Mặt nước nổi màng đen kịt, cá chết trắng ao và đáng lo ngại hơn những loài bò sát có sức sống mạnh như rắn cũng phình bụng chết vì “liếm” phải nguồn nước có thuốc diệt chuột.

Người dân ấp 6, xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ) rất hoang mang khi chứng kiến một số người vùng khác đến thuê đất trồng lúa vụ HT dùng các loại thuốc diệt chuột như Cocadan, Basudin trộn với nhớt, nhúng xơ dừa quăng xuống ruộng lúa và ao đầm xung quanh.

Ông Huỳnh Văn Có, ấp 6 dẫn chúng tôi ra đám ruộng nhà ông (đã cho thuê trồng lúa) bức xúc nói: “Các chú thấy đấy, xác cá lớn cá bé nổi lềnh bềnh, đến cả rắn cũng chết. Chúng tôi rất lo lắng nếu nguồn nước độc này được thải ra ngoài, trẻ xuống sông tắm, nước vào đau mắt, còn người lớn múc lên sử dụng chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra”.


Ruộng lúa bị chuột cắn phá

Quan sát của PV, mặt nước đều phủ một lớp màu đen kịt. Mùi hôi thối của xác chuột, cá, tép bốc nơi nồng nặc. Theo ông Có, màu nước này do người ta dùng nhớt đã qua sử dụng hòa tan với thuốc diệt chuột rồi dùng xơ dừa nhúng vào và đổ xuống ao. Xơ dừa dính nhớt tan ra khắp ao như 1 tấm lưới giăng bắt chuột. Chuột chết chẳng bao nhiêu mà thấy các loài thủy sản chết sạch.

Giải thích về "tấm lưới" giăng bắt chuột, ông Có cho biết khi con chuột từ trong bờ bơi xuống ruộng cắn lúa, nước thuốc thấm vào lông và theo bản năng khi lên bờ hoặc vào hang, chúng sẽ liếm lông cho khô nên bị trúng thuốc chết. Tuy nhiên, trước khi chuột chết thì hàng loạt các loại cá trong ao, kể cả rắn, lươn, cua, ốc và các loài thủy sinh khác cũng chết theo.

Ông Nguyễn Văn Dũng cũng ở ấp 6 cho biết thêm: “Có nhiều cách diệt chuột nhưng việc đầu tiên là cần làm hết cỏ xung quanh ruộng để chúng không có nơi sinh sống. Nếu thấy mức độ chuột phá lúa nhiều thì dùng bả mồi để diệt, chứ sử dụng cách diệt chuột bằng nhớt pha thuốc thế này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn rất nguy hại cho sức khỏe”.

Bà Trần Thị Nhung Em, Trạm trưởng Trạm BVTV huyện Cờ Đỏ cho biết, trạm vẫn chưa biết thông tin người dân sử dụng thuốc BVTV pha nhớt diệt chuột làm ô nhiễm môi trường và hủy diệt nguồn thủy sản. Nếu có, trạm sẽ cử cán bộ cùng với địa phương để ngăn chặn  và vận động người dân chuyển sang diệt chuột bằng các biện pháp khác như xông khói, đổ nước hoặc sử dụng bả mồi sinh học theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp.

Ông Lâm Minh Trí, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Cờ Đỏ cho biết: UBND huyện cấm tuyệt đối sử dụng biện pháp diệt chuột bằng điện hoặc dùng thuốc ngoài danh mục cho phép. Chúng tôi không vì lợi ích một vài cá nhân mà làm ảnh hưởng đến môi trường sống của dân.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm