| Hotline: 0983.970.780

Lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi:

Doanh nghiệp vi phạm, người nuôi mù mờ

Thứ Tư 06/04/2016 , 08:35 (GMT+7)

Sau khi tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi như Salbutamol, Vàng-O có dấu hiệu lắng dịu, mối quan tâm của dư luận bắt đầu chuyển hướng sang việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi.

15-26-46_nh-1
Diễn đàn “Giải pháp quản lý chất cấm và chống lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi góp phần đảm bảo ATTP ở các tỉnh phía Bắc”

Đó cũng là chủ đề nóng hổi, được các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và người chăn nuôi bàn luận tại Diễn đàn “Giải pháp quản lý chất cấm và chống lạm dụng kháng sinh trong góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm ở các tỉnh phía Bắc” tại Hà Nội do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức ngày 5/4.

Sử dụng kháng sinh ngoài quy chuẩn

Theo ông Chu Đình Khu, Trưởng phòng Thức ăn chăn nuôi, Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), trong thực tế việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi (TĂCN) dưới hai dạng phổ biến là thuốc phòng bệnh, trị bệnh và phụ gia kích thích sinh trưởng. Liều sử dụng làm phụ gia thức ăn kích thích sinh trưởng thường thấp hơn so với liều phòng và trị bệnh.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh sai mục đích, lạm dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản kém chất lượng, ngoài danh mục, nhập lậu đang diễn biến phức tạp, khó kiểm soát và thực sự trở thành vấn nạn trong đời sống xã hội.

“Sau một thời gian dài ứng dụng kháng sinh làm thức ăn bổ sung, các nước đã bắt đầu có những nhìn nhận khác nhau về mối nguy với sức khỏe con người bên cạnh những lợi ích tích cực của chúng. Có quan điểm lo ngại rằng sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi dẫn đến kháng thuốc ở động vật và xa hơn nữa sự tồn dư kháng sinh trong thực phẩm sẽ gây nên sự kháng thuốc ở con người.

Do những lập luận và quan điểm như vậy nên vào những năm 1980, một số nước phát triển đã bắt đầu xây dựng lộ trình kiểm soát và tiến tới cấm sự dụng kháng sinh như chất kích thích sinh trưởng trong TACN”, ông Khu nói.

Theo điều tra, đánh giá của Cục Chăn nuôi tại 94 đơn vị sản xuất TĂCN công nghiệp cho thấy, hầu hết các đơn vị được điều tra đã công bố hàm lượng kháng sinh dùng trong TĂCN thương mại cho gà căn cứ theo quy định tại QCVN tại Thông tư số 81/2009/TT-BNNPTNT.

"Tồn dư kháng sinh trong thịt, trứng, sữa… sản xuất trong nước hay nhập khẩu cũng được các nước EU kiểm soát rất nghiêm ngặt và ngăn chặn kịp thời. Thủy sản Việt Nam đã xuát vào nhiều nước trên thế giới, trong đó chủ yếu là châu Âu, Nhật và Mỹ. Trước đây, chúng ta cũng đã có một số lô hàng bị trả về do chứa kháng sinh cấm hoặc mức tồn dư kháng sinh hay hóa chất vượt mức cho phép. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam", GS Vũ Duy Giảng chia sẻ.

Tuy nhiên, vẫn có mốt số đơn vị công bố hàm lượng sử dụng cao hơn mức quy định, đặc việt đối với 3 loại kháng sinh là BMD, Salimomycin và Tylosin phốt phát. Có 4 loại kháng sinh ngoài quy chuẩn được công bố sử dụng đó là Colistin, Maduramicin, Neomycin sulphate và Salinomycin sodium trong đó Colistin được dùng nhiều nhất (7/13 đơn vị công bố sử dụng).

Đối với lợn, có 4 loại kháng sinh ngoài quy chuẩn được doanh nghiệp công bố sử dụng đó là Colistin, Florfenicol, Kitasamycin, Monensin, đặc biệt được sử dụng nhiều là Colistin.

Như vậy, trên cả 2 đối tượng lợn và gà, việc lạm dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn công nghiệp vẫn xảy ra (công bố hàm lượng sử dụng cao hơn mức quy định trong QCVN). Việc làm này không những vi phạm quy định về quy chuẩn kỹ thuật mà còn có nguy cơ làm tăng tồn dư kháng sinh trong sản phẩm và tăng sự kháng kháng sinh đối với vật nuôi.

Người nuôi lạm dụng tràn lan

Cũng theo điều tra, đánh giá của Cục Chăn nuôi về thực trạng về các loại kháng sinh thường dùng trong TĂCN tại trại chăn nuôi gà thịt, tất cả các trại chăn nuôi gà có sự dụng kháng sinh đều dùng cao hơn quy định tại quy chuẩn. Các trại chăn nuôi (kể cả quy mô lớn và nhỏ) đều không biết sử dụng kháng sinh liều thấp có tác dụng kích thích sinh trưởng.

Tương tự như chăn nuôi gà, khi được hỏi, tất cả các cơ sở đều cung cấp hàm lượng sử dụng kháng sinh khá cao, cao hơn quy định từ 2 - 4 lần. Điều tra tại các cơ sở chăn nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp, chỉ có 65% cơ sở có quan tâm đến kháng sinh trong thức ăn khi mua về.

15-26-46_nh-2
Nhiều hộ chăn nuôi chưa nắm vững kiến thức về sử dụng thuốc thú y

Theo một số kết quả kiểm tra, tồn dư kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi của Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương I (được thực hiện trong năm 2015), tại các hộ gia đình, việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn là rất phổ thông.

Việc quản lý thuốc thú y không tốt. Dù văn bản hướng dẫn đã sẵn có nhưng kiến thức, thái độ và thực hành thực tế thuốc thú y của người chăn nuôi là rất hạn chế. Người chăn nuôi tự chọn loại thuốc, tự quyết định liều lượng, tự phối trộn… đồng thời thời gian ngừng thuốc trước giết mổ chủ yếu làm theo kinh nghiệm.

Theo GS Vũ Duy Giảng, các nhà y học cho biết rằng hàng năm có khoảng 25.000 người bị chết vì bị nhiễm các bệnh do nhờn thuốc (thuốc kháng sinh) và chi phí cho các tổn thất vì loại bệnh truyền nhiễm này ước tính lên tới 1,5 tỷ euro mỗi năm. Chính do tác hại của vấn đề kháng sinh mà tất cả các nước trong EU và một số nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc… đã ngừng sử dụng kháng sinh làm chất kích thích tăng trưởng trong TĂCN từ tháng 1/2006.

MINH PHÚC

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm