| Hotline: 0983.970.780

Đổi thay Hoàng Su Phì

Thứ Hai 13/10/2014 , 09:07 (GMT+7)

Nằm trong 62 huyện nghèo đang hưởng chính sách hỗ trợ đặc biệt của Chính phủ, song Hoàng Su Phì có những nỗ lực vượt bậc trong phát triển kinh tế.

Đó là khi huyện cơ bản tự chủ được lương thực và vươn lên trở thành điểm sáng trong xây dựng NTM ở Hà Giang.

Báo NNVN có cuộc trò chuyện với ông Hoàng Hải Lý (ảnh), Bí thư Huyện ủy, Trưởng BCĐ xây dựng NTM huyện Hoàng Su Phì.

08-39-14_1

Tổ chức lại sản xuất

Được biết, Hoàng Su Phì đã cơ bản chủ động được nguồn lương thực hằng năm. Vậy, ông có thể chia sẻ quá trình vượt khó đi lên của huyện?

Kinh nghiệm của Hoàng Su Phì đơn giản là biện pháp chỉ đạo kịp thời, quyết liệt, gắn phát triển cây nông nghiệp với chăn nuôi trâu, bò, dê hàng hóa để tạo thế mạnh vùng.

Ngoài tiêu chí cơ sở hạ tầng, chúng tôi nhận thấy phải tổ chức lại SX cho bà con trên cơ sở các giải pháp SX trước đây. Biện pháp đầu tiên là xây dựng lại các nhóm sở thích và quỹ tái đầu tư trong thôn, xã.

Tiếp đến là chuyển đổi mạnh về cơ cấu giống và xây dựng đội ngũ cán bộ giúp bà con về mặt kỹ thuật. Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp trên mà những năm gần đây Hoàng Su Phì cơ bản đảm bảo được an ninh lương thực, thậm chí dư thừa một phần bán ra ngoài thị trường.

Để thực hiện thành công mục tiêu này, chúng tôi thực hiện đồng bộ một loạt các chính sách hỗ trợ về giống, phân bón và kỹ thuật. Nhờ vậy, diện tích đậu tương ở Hoàng Su Phì những năm gần đây đều đạt trên 5.000 ha, lớn nhất tỉnh Hà Giang, năng suất khoảng 14-15 tạ/ha, với sản lượng khoảng 6.500-7.000 tấn/năm.

Hoàng Su Phì giờ trở thành nơi SX đậu tương giống cung cấp cho nhiều địa phương trong tỉnh.

Riêng các xã tiếp giáp biên giới, huyện xác định lại cây bản địa như lê, mận địa phương, rồi một số cây trồng khác, lựa chọn lại cây tốt để nhân giống, phát triển giúp bà con tạo ra thu nhập lâu dài. Đặc biệt, chúng tôi quyết tâm giữ bằng được những diện tích rừng còn lại, bởi đó là một trong những nguồn nước quan trọng để duy trì SXNN tại dãy núi Tây Côn Lĩnh hiện nay.

Với các xã phía nam của huyện có diện tích chè lớn, chúng tôi hỗ trợ công nghệ nâng cao chất lượng chế biến kết hợp các biện pháp chăm sóc, thu hái để nâng cao chất lượng sản phẩm chè nhằm tạo thu nhập thường xuyên cho đồng bào.

Với 4.000 ha chè hiện có, chúng tôi đang từng bước quy hoạch lại để chỉ đạo về biện pháp kỹ thuật, trước mắt làm chè VietGap, sau đó mở rộng để liên kết với các cơ sở chế biến, các nhà khoa học để xây dựng các vùng chè theo tính chất hữu cơ. Từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và tiến tới mở rộng thị trường ra nước ngoài.

Chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu, thí điểm trồng cây dược liệu theo chủ trương chung của tỉnh. Vừa rồi, chúng tôi đã xác định 10 xã có độ cao trên 700m phù hợp với cây thảo quả cho chiến lược phát triển 2.000 ha và hiện nay cơ bản diện tích của chúng tôi đã đạt 2.000 ha.

Trong vụ thu hoạch tháng 9/2014 vừa rồi, nhiều hộ đã cho thu nhập đáng kể, sản phẩm bước đầu đạt 400-500 tấn.

08-39-14_2
Ông Hoàng Hải Lý (đội mũ, giữa) thăm mô hình đậu tương tại xã Chiến Phố

Nhân dân ủng hộ

Mặc dù Hoàng Su Phì đã cơ bản ổn định được an ninh lương thực, song phải nhìn nhận một thực tế là điều kiện kinh tế của người dân còn rất khó khăn. Vậy, trong quá trình xây dựng NTM, địa phương làm cách nào để hài hòa được việc huy động sức dân?

Cách làm của chúng tôi rất đơn giản là lấy dân chủ làm trọng tâm triển khai. Tất cả mọi việc chúng tôi làm đều được bàn bạc tại các thôn bản. Do đó, chúng tôi nhận được sự ủng hộ cao từ bà con.

Những việc dân không chủ động được, chúng tôi mới dùng nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ thêm như: xi măng, sắt thép, cát, đá, sỏi,.. để bà con xây dựng các cơ sở hạ tầng. Bản thân các DN không có tiền thì hỗ trợ vật liệu, cho mượn máy móc, ô tô, máy trộn bê tông…

Đặc biệt, tới đây chúng tôi xác định, xây dựng mô hình kinh tế phải lấy người dân làm chính và chọn cán bộ chủ chốt cấp xã làm đội ngũ tiên phong, gương mẫu trong xây dựng mô hình kinh tế hộ gia đình có tính bền vững gắn với xây dựng NTM làm điểm mấu chốt tuyên truyền cho đồng bào học tập làm theo.

Sau 4 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, ông thấy nhận thấy Hoàng Su Phì có những thay đổi rõ nét nào?

Về chỉ đạo chung, huyện Hoàng Su Phì đã lựa chọn 4 xã để làm điểm xây dựng NTM. Ngoài 4 xã điểm, tất cả các xã trong huyện chúng tôi cũng cho đánh giá xây dựng quy hoạch, phân khu chức năng để thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM.

Nhìn chung, qua 4 năm triển khai xây dựng NTM, chúng tôi thấy thành công lớn nhất là sự hưởng ứng của người dân về mặt tư tưởng, những việc dân tự làm được bà con đều chủ động.

Ví dụ, khi chúng tôi xây dựng phong trào vườn sạch nhà đẹp, các công trình đảm bảo hợp vệ sinh, các lò đốt rác của hộ gia đình người dân chấp hành rất tốt. Nhà nước hỗ trợ một phần còn tất cả là do nhân dân đóng góp kinh phí và sức lao động.

Vậy, mục tiêu sắp tới trong xây dựng NTM của huyện Hoàng Su Phì là gì thưa ông?

Đối với Hoàng Su Phì, chúng tôi có những tiêu chí sau: Về hệ thống công trình giao thông nông thôn, một mặt huy động ngân sách của tỉnh, Trung ương, rồi huy động thêm ngân sách của huyện bằng nguồn vốn tiết kiệm để hỗ trợ cho bà con nông dân làm đường giao thông, các công trình vệ sinh gắn với nhà sạch vườn đẹp, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Thứ hai, đối với mô hình kinh tế, phải tiếp tục tổ chức SX lại cho bà con, xây dựng các nhóm cùng sở thích để thực hiện tham gia phong trào SX mà chúng tôi định hình, định hướng. Tiếp tục lấy tính tiên phong của các đảng viên và các cán bộ chủ chốt cấp cơ sở để xây dựng các mô hình, làm nơi tham quan học tập cho bà con.

Thứ ba, về vấn đề an ninh, hiện tại ở các thôn bản thành lập các tổ nhóm tự quản, các tổ an ninh thôn bản trên cơ sở khâu nối giữa quân sự, công an viên cùng với nhân dân cơ sở.

Các vấn đề liên quan đến phong trào về thi đua lao động SX, bảo vệ Tổ quốc đều được gắn kết trong lĩnh vực NTM theo tiêu chí đồng bộ và hài hòa.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Cách làm hay ở Bắc Giang [Bài 1]: Cán bộ làm gương

Khéo léo tuyên truyền vận động nhân dân, sáng tạo trong cách làm, xã Xuân Cẩm đã thực hiện được tiêu chí khó trong xây dựng NTM nâng cao, đó là hiến đất '0 đồng'.

Biến lá bồ đề thành sản phẩm tranh độc đáo

Sóc Trăng Khai thác giá trị từ lá bồ đề, thanh niên trẻ sáng tạo ra sản phẩm tranh trang trí độc đáo, được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Sóc Trăng.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm