| Hotline: 0983.970.780

Đồng Nai: Khốn khổ nạn "đạo chích" lư đồng!

Thứ Ba 12/04/2011 , 07:55 (GMT+7)

Khoảng một tháng nay, trên địa bàn xã Hưng Lộc và Bàu Hàm 2 đã xảy ra hàng loạt vụ mất trộm lư đồng, gây hoang mang lo lắng cho các hộ dân địa phương.

Khoảng một tháng nay, trên địa bàn xã Hưng Lộc và Bàu Hàm 2 (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) đã xảy ra hàng loạt vụ mất trộm lư đồng, gây hoang mang lo lắng cho các hộ dân địa phương. Thực trạng này khiến nhiều gia đình đã phải đem giấu kỹ bộ lư đồng đang chưng trên bàn thờ gia tiên đề phòng kẻ gian đột nhập vào nhà cuỗm mất...

LƯ ĐỒNG KHÔNG CÁNH MÀ BAY

Có mặt tại hai xã Hưng Lộc và Bàu Hàm 2, là những “điểm nóng” vừa xảy ra hàng loạt vụ trộm lư đồng, chúng tôi nghe các hộ dân đang bàn tán xôn xao về hành vi rất táo tợn của bọn trộm.

Chị Ngô Thị Thu Sương, ở số nhà 77, khu 1, ấp Hưng Thạnh, xã Hưng Lộc bức xúc nói: “Gia đình tôi có hai bộ lư đồng nhất và nhì (khoảng 50 năm) rất quý giá đang chưng trên ban thờ ông bà, tổ tiên. Ấy vậy mà, chẳng ngờ bị bọn chúng lẻn vào cuỗm mất ráo…!”. Theo lời chị Sương kể, cách nay ít ngày khi có việc vừa phải đi ra ngoài, bọn trộm “căn” đúng lúc đó lẻn vào vơ hai bộ lư đồng nhất, nhì định tháo chạy thì bị người nhà chị Sương phát hiện hô hoán bà con hàng xóm vây bắt; do ôm “hàng” cồng kềnh, nặng khiến bọn chúng đành phải quăng lại một bộ lư đồng rồi nhảy lên xe vọt mất trong tích tắc. Lo sợ bọn trộm sẽ quay lại “viếng thăm” tiếp nên chị Sương đành phải đem chiếc lư đồng qua nhà bà con ở gần đó gửi cho chắc ăn.

Ấy vậy mà, chỉ sau ít bữa khi kiểm tra lại chiếc lư đồng bị mất hụt này đã… không cánh mà bay. Nay gia đình chị Sương chỉ còn giữ lại được duy nhất hai chiến chân nến. Tương tự, trường hợp của gia đình ông Sáu Phó (93 tuổi) ở đầu hẻm cũng bị bọn trộm xông vào nhà “rinh” mất bộ lư đồng đang chưng trên ban thờ. Nằm trên giường bệnh trong nhà, ông Sáu Phó phều phào kể: “Lúc đó khoảng 2 giờ chiều, tôi đang bệnh nằm nhà một mình thì bỗng dưng có 2 người đàn ông đến mở toang cửa nhà đi vào quát ông nằm im không sẽ giết. Sau đó, chúng thản nhiên bưng bộ lư đồng đang chưng trên ban thờ xuống đặt dưới mặt bàn rồi đem đi, tỉnh queo…!?”. Chị Nguyễn Thị Bình (con gái ông Sáu Phó) cho hay, bộ lư đồng này được lưu truyền từ đời ông bà cố để lại nên gia đình chị quý như… báu vật. Bọn trộm cướp này thật táo tợn, cha chị dù đang nằm bệnh vẫn cố nhoài người ra để mong giữ lại “báu vật” nhưng vô vọng!

Chúng tôi tiếp tục tìm đến hộ ông Huỳnh Văn Thu, Trưởng ấp Hưng Nhơn, xã Hưng Lộc (ở 284, QL1A) cũng chính là một trong nhiều nạn nhân có bộ lư đồng quý vừa bị rơi vào tay bọn trộm. Ông Thu ấm ức nói: “Khi nghe trong xã chỉ trong khoảng thời gian ngắn liên tục xảy ra hiện tượng mất trộm lư đồng thờ, tôi về dặn cha mẹ phải cẩn thận, cảnh giác bọn trộm. Vậy mà, chỉ trong lúc giữa trưa khi cha tôi vừa chợp mắt tí xíu, khi mở mắt ra giật mình thấy cửa mở toang ngó lên ban thờ thì hỡi ơi bộ lư đồng (trị giá mấy chục triệu đồng) đã biến đâu mất lúc nào không hay”.

NHÀ CHÙA, NHÀ CÁN BỘ XÃ CŨNG KHÔNG TỪ

Thông thường những bộ lư đồng của mỗi gia đình ở nông thôn đều được chưng ở trên bàn thờ ngay phòng khách giữa nhà, nên chỉ cần mở cửa trước đứng bên ngoài nhìn vào là thấy liền. Do vậy, đây cũng chính là điều kiện thuận tiện cho các đối tượng trộm dễ bề dòm ngó… tiền trạm trước khi ra tay.

Gặp chúng tôi, nhiều người dân ở ấp Hưng Nhơn bức xúc cho hay, ngay từ sau Tết các gia đình liên tục bị trộm “viếng thăm” bất kể giờ nào khiến các hộ dân càng sợ hãi. Nhiều nhà đóng cửa im ỉm suốt ngày đêm. Vậy nhưng, có trường hợp khi vừa mở cửa nhà để dọn dẹp, hay xuống nhà sau lấy đồ chỉ vài phút đã thấy bộ lư đồng… biến mất. Theo những gia đình vừa bị mất trộm, phần lớn những bộ lư đồng của họ đều là lư nhất, nhì, là đồ gia truyền của dòng họ. Ngoài hộ dân, bọn trộm còn “nhắm” vào cả các ngôi chùa. Mới đây, chùa Hoài Viễn, ở ấp Hưng Thạnh đã bị bọn trộm lẻn vào ôm đi mất bộ lư hương đồng lớn, các nhà sư đã báo lên công an xã nhờ tìm kiếm nhưng đến nay vẫn biệt tăm.

Trao đổi với PV NNVN, ông Lê Công Sự, Chủ tịch UBND xã Hưng Lộc cho biết: Tình trạng bị trộm lư đồng không chỉ diễn ra tại xã Hưng Lộc mà còn xảy ra ở các xã Sông Thao, Bàu Hàm (huyện Trảng Bom). Nhiều bộ lư đồng xưa có giá trị cứ liên tiếp bị trộm rinh mất, khiến người dân rất hoang mang lo lắng. Không riêng nhà người dân, mà ngay cả nhà của Bí thư xã (ông Nguyễn Văn Hiền) hay Chủ tịch UBMT xã (bà Sương) rồi Trưởng ấp cũng bị mất trộm. Do địa bàn xã nằm ven tuyến QL 1A và lực lượng CA viên mỏng, do đó càng khiến cho các đối tượng lộng hành. Chúng tôi chỉ còn biết thông báo tình hình trên loa phát thanh xã hàng ngày để giúp các hộ dân phòng chống kẻ gian.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm