| Hotline: 0983.970.780

Đưa cổ nhạc ra thế giới

Thứ Tư 11/06/2014 , 08:10 (GMT+7)

Ngô Hồng Quang, nguyên mẫu trong bản hit "Người hát tình ca" của nhạc sĩ Lưu Thiên Hương không phải là một “nàng thơ” mềm mại mà là một nhạc sĩ chơi kèn lá, đàn nhị nổi tiếng.

Anh mang trong mình tham vọng đưa cổ nhạc Việt (âm nhạc truyền thống) ra với thế giới.

17-42-50_dgj233
Nhạc sỹ Ngô Hồng Quang

Anh là một nhạc sĩ “Tây nhạc” lại say mê với cổ nhạc, điều này có đi ngược xu hướng chung của các nhạc sĩ trẻ bây giờ?

Mỗi người có gu âm nhạc riêng, và tôi nhìn thấy được con đường đi của mình từ đó. Cổ nhạc là kho vàng vô tận của nền âm nhạc nước ta, nhưng tiếc thay lại không mấy ai cất công “đào”.

Trên thị trường băng đĩa, cổ nhạc Việt Nam vẫn là “của hiếm”, ít người nghe. Nhưng nếu có muốn nghe cũng chẳng biết tìm đâu ra. Đây chính là cơ hội cho những người đi theo hướng cổ nhạc như tôi có thể phát triển.

Hiện đã có nhiều người phục hồi lại các vở chèo cổ, các bản nhạc cổ theo cách nhìn đương đại và ánh đèn đương đại. Tôi cho rằng đây là một xu hướng tất yếu bởi nó hấp dẫn người nghe và chuyển tải được những vấn đề đương thời vào đó.

Không ít nhạc sĩ đã thử làm mới cổ nhạc nhưng thất bại, anh có thấy mình mạo hiểm khi chọn cách làm này?

Không phải là người tiên phong ở thị trường này nên tôi luôn tìm kiếm kinh nghiệm của những người đi trước để học hỏi và tạo ra cái riêng cho mình.

Như trong album "Song hành" là các tác phẩm dân ca do chính tôi chơi đàn với phần hòa âm phối khí của các nghệ sĩ âm nhạc đương đại nước ngoài. Chính sự giao thoa âm nhạc giữa hai nền văn hóa Đông Tây đã tạo nên cái “chất sang” hiện đại cho cổ nhạc, sẽ khiến người ta dễ tiếp cận và đón nhận hơn. Nhiều khi người nghe cần phải hiểu đã rồi mới cảm thấy hay. Tất nhiên, đó chỉ là một phương pháp.

Bản thân tôi cũng không muốn thể hiện lại các tác phẩm cổ truyền hoặc sáng tác mới như một sự rập khuôn, mà muốn sáng tạo. Ngay trong CD “Song hành”, khi chơi nhạc cụ truyền thống, tôi cũng hướng tới sự uyển chuyển trong việc chọn và thể hiện giai điệu sao cho phù hợp với hòa âm.

Chính vì thế, tất cả các loại hình nhạc cổ như: xẩm, chèo, quan họ, dân ca Huế và Nam Bộ đang bắt đầu có thính giả trẻ tuổi, điều này khiến tôi nghĩ rằng mình đã chọn đúng con đường.

17-42-50_dgj-228
Nhạc sỹ Ngô Hồng Quang tại Liên hoan Các nhà soạn nhạc trẻ 2013

Sự kết hợp ta - tây, cũ - mới, quen - lạ như vậy chắc chắn sẽ xuất hiện nhiều mâu thuẫn?

Nhạc cổ Việt Nam không phải là thứ dễ làm mới, nó có sự “bảo thủ” nhất định. Hầu như các đối tác nước ngoài thực hiện album hay chơi nhạc với tôi đều chưa hiểu gì về xẩm và chèo.

Ngay cả với tôi, suốt một thời gian dài, tôi cũng phải liên tục qua e-mail, nhờ nhạc sĩ Quang Long - NXB Âm nhạc gửi cho tài liệu và trao đổi về xẩm. Tại phòng thu, tôi hát một số bài xẩm, chèo, dân ca, ca khúc và chơi đàn nhị, đàn bầu… họ sẽ nghe bản thu và hòa âm điện tử.

Đến khi phía bạn làm xong, tôi đến nghe và góp ý. Việc này sẽ khiến cho một bài nhạc phải làm đi làm lại nhiều lần mới xong.

Tuy nhiên, chúng tôi đều tôn trọng việc thể hiện của nhau. Tôi không can thiệp vào việc hòa thanh của họ mà chỉ hướng việc hòa âm theo “kiểu” Việt Nam chứ không theo “kiểu” Tây.

Hoặc với các bài ca cổ, vốn có nhiều đoạn lặp lại về giai điệu, có thể dễ gây nhàm chán nên tôi góp ý nên xây dựng nhạc từ “mỏng” đến “dày” và sử dụng những phần lưu không để nối các đoạn. Và kết quả của những lần hợp tác đó đã tạo nên những không gian world music tuyệt vời trên chất liệu dân gian Việt Nam.

Nhưng khán giả của anh chủ yếu vẫn là Tây?

Nhạc sĩ Ngô Hồng Quang SN 1980 tại Hải Dương. Anh hiện là người Việt Nam duy nhất theo học tại Học viện Âm nhạc Amsterdam, top 10 trường uy tín nhất thế giới về đào tạo nhạc cổ điển. Anh đã phát hành CD "Song hành" gồm 13 tác phẩm dân ca Việt Nam phối hợp với nghệ sĩ người Hà Lan Onno Krijn thực hiện.
Tác phẩm âm nhạc đương đại “Thuận Pháp” của Ngô Hồng Quang lọt vào top 10 tác phẩm hay nhất trong Liên hoan Các nhà soạn nhạc trẻ khu vực Đông Nam Á. 

Tôi đi diễn ở khá nhiều nước, đặc biệt là châu Âu. Phải nói rằng khán giả ở đó rất tuyệt vời, trình độ thưởng thức âm nhạc của họ rất cao. Họ không những yêu thích nền âm nhạc truyền thống Việt Nam mà còn giúp xây dựng, quảng bá hình ảnh nước Việt qua các phương tiện truyền thông.

Họ mang nhạc cụ, những bài dân ca, dân vũ của nước họ đến để biểu diễn giao lưu. Họ hỏi tôi về dự định tương lai, họ tìm hiểu về cây đàn nhị, về những nhạc cụ dân tộc khác.

Tôi còn thích thú với sự đa dạng của khán giả tại các nước châu Âu, chỉ một phần là bà con Việt kiều, còn chủ yếu người bản xứ. Họ đón nhận cổ nhạc Việt Nam với một thái độ nghiêm túc và theo nhiều cách rất riêng, tùy theo sắc thái văn hóa của vùng miền bản địa.

Tôi nhận lời đi lưu diễn với mục đích kinh tế nhưng hơn thế là do cảm hứng chơi nhạc và sáng tạo cổ nhạc mà khán giả nơi đây mang lại. Và đang có nhiều bạn trẻ đang đi cùng con đường mà tôi đi, học tư duy ngoại quốc để biết cách khai thác vốn cổ của cha ông.

Nhiều lúc đùa nhau, chúng tôi tự ví von mình là những người quảng bá văn hóa Việt ra quốc tế. Đến lúc này thì tôi có thể khẳng định, việc đưa cổ nhạc Việt Nam ra thế giới thành công là điều hoàn toàn có thể làm được.

Anh có tham vọng phát triển cổ nhạc tại thị trường trong nước?

Tất nhiên, những gì tôi đang làm đều vì mục đích tìm lại đúng vị trí cho cổ nhạc trong nền âm nhạc nước ta hiện nay. Tôi đang ấp ủ ý tưởng trong năm nay sẽ lập xong ê-kíp, kết hợp các nhạc cụ của đồng bào dân tộc thiểu số với một số nhạc cụ của người Kinh để tạo ra một không gian âm nhạc.

Tôi sẽ đi vào “Âm nhạc không gian”, là một xu hướng của âm nhạc thế giới hiện nay.

Xin cảm ơn anh!

Xem thêm
Chuyện tình khó quên của tác giả ‘Tiến về Sài Gòn’

Chuyện tình khó quên của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, tác giả ca khúc ‘Tiến về Sài Gòn’ được hé lộ trong chương trình Nông nghiệp Radio lúc 20h tối nay 27/4.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm