| Hotline: 0983.970.780

Đưa đỗ quyên về phố

Thứ Năm 09/09/2010 , 10:38 (GMT+7)

Người có công đầu tiên đưa cây đỗ quyên từ môi trường tự nhiên về thành phố là ông Nguyễn Đăng Luận – PCT Hội SVC thành phố Yên Bái.

Đỗ quyên là một loài hoa đa màu sắc sống ở vùng khí hậu ôn đới. Ở nước ta, cây đỗ quyên chỉ thích nghi được ở những vùng có khí hậu lạnh như Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt nên rất khó trồng ở các thành phố lớn. Sau nhiều năm mày mò nghiên cứu, năm 2010, Hội Sinh vật cảnh (SVC) thành phố Yên Bái đã thành công với mô hình trồng đỗ quyên trong chậu.

Người có công đầu tiên đưa cây đỗ quyên từ môi trường tự nhiên về thành phố là ông Nguyễn Đăng Luận – PCT Hội SVC thành phố Yên Bái. Trong ngôi nhà sàn đầy nét truyền thống nằm trên đường Khe Sến, phường Minh Tân, ông Luận say sưa chăm sóc cho hàng trăm chậu đỗ quyên đang trong thời kỳ phát triển mạnh.

Ông Luận cho biết, duyên số đưa ông gắn bó với hoa đỗ quyên cũng thật tình cờ. Năm 1982, trong một lần đi công tác qua dãy Hoàng Liên Sơn thuộc khu vực xã Mường Hung, huyện Bát Xát (Lào Cai) ông vô tình bắt gặp một loài hoa tự nhiên đẹp rực rỡ trên núi. Mê mẩn trước một loài hoa lạ, ông liền đào mang về nhà trồng, nhưng chỉ được vài hôm cây hoa héo dần và chết khiến ông Luận cứ tiếc mãi. Thế rồi tình cờ một lần đi thăm nhà người bà con, ông phát hiện một cây hoa rất giống cây hoa mà ông đã gặp trên núi. Hỏi ra mới biết đó là cây đỗ quyên, vậy là ông Luận nảy ra ý định chinh phục.

Nói là làm, ngay hôm sau ông bắt tay vào thực hiện công việc ngay. Khổ một nỗi đỗ quyên là loài hoa rất khó tính chỉ ưa vùng đất có khí hậu mát mẻ quanh năm, rất sợ nắng nóng, và môi trường nhiều nước nên ông Luận cứ trồng xuống chỉ vài hôm sau cây lại chết rũ. Cây nào cầm cự lâu lắm thì được hơn một tháng cũng thối rễ chết vì úng nước. “Tại sao ở tự nhiên đỗ quyên sống được mà đem về nhà cây lại chết? Câu hỏi đó cứ vẩn vơ trong đầu khiến tôi suy nghĩ mãi. Và cuối cũng tôi cũng đã tìm ra căn nguyên cốt lõi của vấn đề,” dứt lời, ông Luận hào hứng đưa tôi ra chiêm ngưỡng vườn quyên hàng trăm chậu đủ mọi lứa tuổi đang đâm chồi nảy lộc xanh mướt ngay giữa lòng thành phố Yên Bái. Ông Luận tâm sự: Sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu thử nghiệm, mãi tận đầu năm 2009 ông mới thành công với mô hình trồng quyên trong chậu. Đầu năm 2010, mô hình này được nghiệm thu và nhân rộng trong toàn tỉnh.

Mấy năm gần đây, giới yêu nghệ thuật có xu hướng chơi quyên cảnh ngày càng đông. Quyên thường nở vào dịp Tết, tức là vào mùa xuân với nhiều màu sắc rất đa dạng như: Tú quyên, hồng quyên, bạch quyên, tím quyên... Mặt khác, hoa đỗ quyên khi nở phải tận ba tháng sau chúng mới tàn nên được rất nhiều người ưa chuộng. Không chỉ làm vật trang trí trong nhà mà cây đỗ quyên còn là một vị thuốc dân gian thông dụng.

Thực chất, khi nắm bắt được đặc tính của cây đỗ quyên thì việc trồng và chăm sóc loài hoa này rất đơn giản. Điều đầu tiên với loài cây này người trồng không được để chúng bị úng nước bởi rễ rất mỏng manh. Nếu có hơi thiếu nước một tí cây cũng không sao nhưng chỉ hơi thừa nước là cây sẽ chết ngay. Chính vì vậy người trồng phải chọn thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối mới được tưới cây, chậu hoa phải luôn khô ráo thoát nước dễ dàng.

Hiện Hội SVC Yên Bái đang nhân rộng trồng quyên bằng phương pháp giâm cành, tỷ lệ thành công là trên 90%. Chỉ trồng trong vòng ba năm là đã cho thu hoạch. Ngoài thị trường hiện nay một chậu quyên cảnh đẹp có giá lên tới vài triệu đồng, chậu trung bình giá cũng phải từ 300 – 600 nghìn đồng mà không có đủ hàng để mà bán. Với việc trồng thành công loài cây đặc biệt khó tính như đỗ quyên hứa hẹn sẽ mở ra một nghề mới cho những người đam mê làm giầu từ cây cảnh.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm