| Hotline: 0983.970.780

Dùng thiên địch diệt sâu rầy

Thứ Năm 23/12/2010 , 14:18 (GMT+7)

Trong tự nhiên luôn có sự cân bằng sinh học thật kỳ diệu, cân bằng sinh học giữa sâu hại lúa và thiên địch là một ví dụ.

Hiện nay các quốc gia trồng lúa trên thế giới đều có xu hướng phòng trừ sâu hại trên đồng ruộng bằng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM). Biện pháp này đem lại nhiều lợi ích cho người nông dân như giảm được chi phí mua thuốc, nhân công và giảm thiểu được sự ô nhiễm môi trường. Trong các yếu tố giúp cho IPM được thành công thiên địch đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Trong tự nhiên luôn có sự cân bằng sinh học thật kỳ diệu, cân bằng sinh học giữa sâu hại lúa và thiên địch là một ví dụ. Trên ruộng lúa bên cạnh những côn trùng gây hại còn có những côn trùng có ích. Chúng là kẻ thù của các sâu hại nhưng lại là bạn tốt của nông dân. Có rất nhiều loài côn trùng có ích, đặc biệt là ở những nơi tránh dùng thuốc trừ sâu một cách rộng rãi.

Trong cả vòng đời, mỗi con thiên địch ăn rất nhiều sâu bọ. Thiên địch xuất hiện ở hầu hết các môi trường trồng lúa. Một số thiên địch như một số loài nhện, bọ rùa, kiến ba khoang, bọ cánh cứng tìm các cây có mồi như như rầy xanh hút lá, bọ rầy hút thân cây, bướm và sâu non của sâu đục thân và sâu xanh. Nhện thích mồi di động nhưng một số khác lại thích ăn trứng sâu. Nhiều loài nhện săn mồi ban đêm, một số khác thì kéo màng và ăn tất cả những gì mắc vào lưới dù ngày hay đêm.

 Nhiều loài bọ cánh cứng ăn thịt và trứng sâu. Một con nhện Lycosa trưởng thành có thể ăn 10-15 con rầy nâu mỗi ngày. Các loài thiên địch khác như bọ niễng sống trên mặt nước trên ruộng lúa. Khi các loài sâu hại như bọ rầy, sâu non của sâu đục thân, sâu cuốn lá bò từ cây này sang cây khác bị rơi xuống mặt nước sẽ bị bọ niễng tấn công ngay. Nếu không có các thiên địch thì sâu bọ có thể phát triển rất nhanh đến mức có thể ăn trụi lúa. Trên ruộng lúa luôn xuất hiện rất nhiều thiên địch, xin giới thiệu một số loài quan trọng:

1. Bọ cánh cứng ba khoang: Tên khoa học là Coleoptera, là loài côn trùng có thân cứng, hoạt động mạnh. Cả lúc non và trưởng thành đều tích cực tìm sâu cuốn lá. Ta có thể thấy bọ cánh cứng ba khoang trong ổ lá do sâu cuốn lá cuốn. Sâu non của thiên địch hóa nhộng dưới đất ở vùng trồng lúa cạn hoặc trong các bờ ruộng trồng lúa nước. Mỗi con thiên địch phàm ăn từ 3-5 sâu non mỗi ngày. Con trưởng thành cũng tìm bọ rầy và ve để làm mồi.

2. Bọ rùa đỏ: Tên khoa học là Micraspis sp. Chúng là loài bọ rùa điển hình, hình ô van, màu đỏ chói hoặc nhạt. Bọ rùa hoạt động vào ban ngày trên ngọn cây lúa ở môi trường đất cạn cũng như đất ẩm ướt. Cả trưởng thành và sâu non đều ăn bọ rầy cũng như sâu non và trứng sâu.

3. Bọ xít nước ăn thịt: Tên khoa học là Veliidae. Đó là một loài bọ xít nhỏ, có vạch trên lưng, có nhiều trên ruộng lúa nước. Con trưởng thành vai rộng có thể có cánh hoặc không. Loại không có cánh không có vạch đen và vạch trắng ở cổ và cánh trước. Bọ xít nước ăn thịt có thân hình nhỏ và bàn chân trước chỉ có một đốt, do đó có thể phân biệt được với các loài bọ xít khác. Mỗi con cái đẻ 20-30 trứng vào thân cây lúa phía trên mặt nước.

Thời gian sống của bọ xít là 12 tháng, dạng có cánh sẽ tản đi nơi khác khi ruộng lúa khô nước. Những con trưởng thành tụ tập ăn bọ rầy non khi chúng rơi xuống nước. Bọ xít non cũng ăn bọ rầy non giống như các loài sâu bọ khác có thân mềm. Microvelia sẽ là một thiên địch có kết quả hơn khi chúng tấn công thành từng nhóm và bọ rầy non là mồi dễ bị khuất phục hơn những con mồi khác to hơn. Mỗi con Microvelia có thể ăn 4-7 con bọ rầy mỗi ngày.

4. Bọ xít mù xanh: Tên khoa học là Cytorbinus, là một loài thuộc nhóm ăn thực vật, thứ yếu mới là thiên địch, chúng thích ăn trứng và sâu non của các loài rầy. Con trưởng thành màu xanh và đen, sâu non có thể xuất hiện nhiều trên ruộng có bọ rầy phá hoại cả trên ruộng nước lẫn ruộng khô. Cytobinus đẻ trứng vào mô thực vật, sau 2-3 tuần sẽ trưởng thành và có thể sinh sản 10-20 con non. Chúng tìm trứng rầy ở bẹ lá và thân, dùng vòi nhọn hút khô trứng. Mỗi thiên địch một ngày ăn 7-10 trứng hoặc 1-5 bọ rầy.

5. Con đuôi kìm: Tên khoa học là Eborerellia, đặc điểm của loài bọ đuôi kìm là có một đôi càng sau như cái hình kẹp, dùng để tự vệ nhiều hơn là để bắt mồi. Eborerellia màu đen bóng, giữa các đốt bụng có khoang trắng và có điểm trắng đầu đỉnh râu. Chúng thường sống trên ruộng khô và làm tổ dưới đất ở gốc cây lúa, cách tìm chúng tốt nhất là đào đất lên. Con cái chăm sóc số trứng chúng đẻ, mỗi con đẻ 200-350 trứng. Con trưởng thành sống từ 3-5 tháng và hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Loài bọ này chui vào các rãnh sâu đục thân đã đục để tìm sâu non. Đôi khi chúng trèo lên lá để tìm mồi sâu cuốn lá. Mỗi ngày chúng ăn từ 20-30 con mồi.

6. Nhện ăn thịt Lycosa: Tên khoa học là Lycosa pseudonannulata, có vạch hình nĩa trên lưng và bụng. Loại nhện này rất nhanh và đến định cư trên ruộng lúa nước hoặc lúa cạn vừa mới chuẩn bị xong. Chúng tụ tập sớm trên ruộng lúa và bắt mồi sâu hại trước khi chúng ở mức gây hại cho cây trồng. Con cái sống 3-4 tháng và đẻ 200-400 trứng, có thể nở ra 60-80 con đực.

Lycosa là loại nhện phổ biến nhất trên cây trồng, khi bị động chúng bò rất nhanh trên mặt nước. Chúng không kéo màng mà tấn công con mồi trực tiếp. Nhện trưởng thành ăn rất nhiều loại côn trùng có hại, kể cả bướm sâu đục thân. Nhện đực cũng tấn công bọ rầy non, mỗi ngày chúng ăn từ 10-15 con mồi. Con đực có thân mình và súc biện to.

Việc nuôi thiên địch hàng loạt để thả ra ruộng lúa nhằm phòng trừ sâu hại bằng phương pháp sinh học là việc làm hết sức tốn kém. Trên mỗi mảnh ruộng của nông dân đã có sẵn rất nhiều loài thiên địch. Các loài thiên địch cần được bảo vệ bằng cách sử dụng dè dặt các loại thuốc trừ sâu phổ rộng. Chỉ sử dụng thuốc trừ sâu khi có sâu hại ở mức gây hại và cần phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm