| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp cho “hạt vàng”

Thứ Hai 16/09/2013 , 11:02 (GMT+7)

Vượt qua khoảng sân rộng với những trái bắp còn chưa lột vỏ chất thành đống cao đang phơi dưới nắng, đón chúng tôi là một chuyên gia cây bắp đích thực...

Vượt qua khoảng sân rộng với những trái bắp còn chưa lột vỏ chất thành đống cao đang phơi dưới nắng, đón chúng tôi là một chuyên gia cây bắp đích thực với vẻ nhanh nhẹn thể hiện ở cả dáng đi và giọng nói.

Ông là Nguyễn Văn Viễn ở tổ 8, ấp Suối Lức, xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai, một nông dân thứ thiệt. Gốc gác ở Hà Nam di cư vào Nam từ đầu những năm 1980, sau vài năm cư ngụ tại Kiên Giang, ông chuyển đến Đồng Nai và gắn bó với mảnh đất này suốt từ đó đến nay.

Ngày mới đến Đồng Nai, vùng này cây tiêu còn làm chủ rất nhiều diện tích đất. Hì hục khai phá một mảnh ruộng chừng 1,6 ha, theo cái đà chung, ông cũng trồng tiêu nhưng chỉ được một vài năm thì tiêu thi nhau chết mà không rõ nguyên nhân. Tiếc hùi hụi nhưng ông vẫn phải phá cả vườn tiêu đi, nhường chỗ cho cây bắp từ 1995.

Đến nay, Đồng Nai bắp nhiều hơn tiêu nên ở đất này không thiếu những “tay trồng thâm niên cao” nhưng ông Viễn là một trong số rất ít người có tiếng thơm khắp vùng. Không phải vì đất rộng. Không phải là tỉ phú bắp. Cũng không phải vì từng tham dự hội nghị nông dân tiêu biểu toàn quốc trong hai năm vừa qua. Mà vì ông là “chuyên gia” cây bắp.

Sẵn sàng thử nghiệm

Ông kể, từ năm 2005 đã bắt đầu biết đến cái tên Syngenta. Nghe nói là một Cty Thụy Sĩ chuyên cung cấp hạt giống và thuốc BVTV chất lượng cao, ông cũng tò mò thử xem “cái anh châu Âu” này có thực sự ưu việt như được giới thiệu không.

Thế là ông trồng thử. Lúc đầu ít thôi, xem thế nào đã, nhưng rồi những gì thu được đã làm ông say mê, đến hôm nay thì chỉ có các loại giống của Cty này chiếm lĩnh toàn bộ ruộng nhà ông.

Nói ông Viễn là cán bộ khuyến nông quả cũng không sai. Với 3 vụ/năm trong suốt 12 năm qua, kinh nghiệm tích lũy được quả là không nhỏ. “Tôi trồng bắp quen rồi, thuộc cây bắp lắm, chỉ cần nhìn cây là đoán được bệnh nên tự tin lắm, chẳng muốn trồng cây nào khác”, lời tâm sự của ông tự nhiên như chính con người ông vậy.

Bản tính thích tìm tòi, thử nghiệm nên có loại giống gì mới, thuốc gì mới cho cây bắp ông cũng tình nguyện tham gia dùng thử. Trước thì là các thuốc thuộc thế hệ cũ như Anvil, Til Super, sau từ năm 2010 khi Amistar Top “chào đời” thì ông đã kết luôn với loại này.

Ông kể: “Lúc đầu tôi chỉ sử dụng trên một vài sào thôi, có đối chứng với các thuốc thế hệ trước nhưng sau khi kiểm chứng thấy hiệu quả tốt hơn thì tôi dùng luôn cho cả ruộng. Dù giống gì cũng xịt thuốc này hết. Ấy vậy mà nó hiệu quả lắm, cô ạ”.


Ruộng bắp của ông Viễn trên 60 ngày lá vẫn xanh mướt...

Chỉ vào một đám bắp đang chờ thu hoạch đứng lẻ loi trên ruộng giữa trời nắng gắt, ông kể, riêng đám NK67 này xuống giống trễ, đến nay mới được trên 60 ngày tuổi trong khi các đám khác đã thu hoạch hết rồi.

May nhờ trước đó có xịt Amistar Top đúng kỹ thuật và thời điểm nên lá mới xanh tươi và đầy sức sống thế này, chứ nếu không thì trong mùa mưa vào thời điểm này lá sẽ héo khô lên tới gần trái”.

Ông chia sẻ, với một lượng phân bón như nhau, đám bắp nào được xịt thuốc 2 lần thì cho kết quả khác hẳn với 1 lần: Gỉ sắt, đốm lá biến mất tiêu, không còn phải lo ngại gì về áp lực sâu bệnh, thêm nữa, cây mọc nhanh vù vù.

“Vụ này lúc mới gieo hạt thì gặp hạn hán khiến cả ruộng với vài loại giống héo lên héo xuống, vợ chồng tôi lo lắng sốt ruột lắm, nhưng với Amistar Top thì cuối cùng cũng trụ được, đến khi thu hoạch bẻ bắp ra ngỡ ngàng thấy hạt đóng múp đầu trái, đánh ra nhiều hơn mong đợi đến mức “giật mình”, năng suất vụ này ước tính đạt hơn 10 tấn/ha. Hóa ra, cái anh Amistar Top này xem ra không chỉ là thuốc trừ bệnh đơn thuần”, ông kết luận.


...Và bắp mập chất đầy trong kho

3 vụ/năm trong khi vụ ĐX trồng không hết diện tích, ông Viễn thu được trung bình 40 tấn/năm chỉ trên diện tích 1,6 ha. Với giá bắp hạt khô hiện thời là 5.500 đ/kg thì thu được khoảng 220 triệu đồng, sau khi trừ đi chi phí thì tiền lời còn lại khoảng 100 - 120 triệu.

Chia sẻ kinh nghiệm

Ông tâm sự, về lý thuyết nhờ Cty Syngenta hướng dẫn, mình thì chú trọng vào thực hành, đối chứng dựa vào kinh nghiệm nhà nông. Suy nghĩ một cách rất đơn giản và cũng rất khoa học, ông cho rằng thuốc và giống trước khi đến tay nhà nông là đã qua nhiều nghiên cứu và thử nghiệm khoa học rồi, vậy thì tại sao mình không góp phần chứng minh cho những tiến bộ đó ngay trên đồng ruộng của mình?

Thế là hồ hởi làm, hồ hởi thu hoạch và chia sẻ kinh nghiệm cho bà con xem. Có những dịp có tận 600 người kéo tới kín ruộng nhà ông trong suốt 2 ngày liền tham gia tập huấn phương pháp mới về canh tác bắp.

“Chẳng muốn trồng cây nào khác” như lời của ông cũng đúng thôi, vì từ ruộng bắp này mà cả 6 người con của ông đều được học hành đến nơi đến chốn, 4 đứa đang học đại học ở Sài Gòn, 1 ở Biên Hòa, chỉ còn cô út thì đang học phổ thông. Không những vậy, ông hồ hởi khoe: ngôi nhà khang trang với đống bắp tươi chất đằng trước sân và bắp khô đầy kho phía bên trong là cũng từ bắp mà ra đó.

Sôi nổi, hoạt bát, năng động, đầy nhiệt huyết. Đó là những gì chúng tôi cảm nhận được về ông Nguyễn Văn Viễn, một tấm gương tiêu biểu dám nghĩ dám làm của nông dân Đồng Nai.

Theo KS Bùi Lê Phi, Trưởng khu vực Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu, Cty Syngenta Việt Nam, Amistar Top giúp quản lý bệnh trên cây bắp một cách hiệu quả, tạo bộ lá xanh mướt, giúp cây khỏe, tập trung dinh dưỡng nuôi trái, đóng hạt múp cùi. Đây là giải pháp giúp bà con phòng ngừa các bệnh hại chính trên cây bắp như gỉ sắt, đốm lá, mang lại sự an tâm và năng suất cao cho nhà nông.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm