| Hotline: 0983.970.780

Giàu nhờ vú sữa

Thứ Năm 24/03/2011 , 10:22 (GMT+7)

Vú sữa dễ trồng, ít bị bệnh, trái ra đều đặn, ít bỏ mùa như xoài.

Từ khi thương hiệu cây vú sữa Lò Rèn vang danh, nhiều khách hàng gần xa nghĩ rằng loại vú sữa nầy chỉ phổ biến ở Vĩnh Kim, Châu Thành - Tiền Giang. Thực ra, hầu như vùng đất nào ở ĐBSCL cũng trồng được loại vú sữa này.

Phong Điền, Cần Thơ xưa kia từng nổi tiếng với những loài cây có múi, nhất là cam mật, nhưng từ sau năm 1975, do cây bị bệnh liên tục nên diện tích trồng thu hẹp dần. Nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và nâng cao hiệu quả cây trồng, ngành nông nghiệp đã hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi vật nuôi cây trồng, trong đó thành công nhất là cây vú sữa. Phong Điền hiện có diện tích trồng cây ăn trái trên 5.700 ha, trong đó cây đang được bà con nông dân chú ý nhân rộng là vú sữa, xoài và dâu hạ châu.

Ông Trương Tấn Tài, nguyên bí thư xã Giai Xuân thời chống Mỹ, nay là phó ban đại diện Người cao tuổi huyện Phong Điền cho biết Giai Xuân là một trong những nơi hứng chịu nhiều bom đạn nhất trong chiến tranh. Sau ngày tiếp thu, đời sống bà con vô cùng khó khăn, mọi người phải ra sức san lắp hố bom để cày cấy, trồng trọt nhưng thu nhập vẫn không cao. Kể từ khi chuyển sang trồng cây vú sữa lò rèn, nhiều gia đình đã khá lên. Có hộ trồng 5, 6 công mỗi năm thu nhập trên 200 triệu đồng.

Ông Mai Văn Hai, một cựu chiến binh ở ấp Nhơn Lộc 1 A, thị trấn Phong Điền (giáp với xã Giai Xuân) đứng trước ngôi nhà khang trang vừa mới cất, phấn khởi cho biết: ngôi nhà nầy có được cũng nhờ cây vú sữa. Nếu tính riêng ấp nầy cũng có trên 80 % hộ trồng vú sữa, trong số đó đã có tới 12 hộ xây nhà tường nhờ loại cây nầy. Ông Hai trồng ba loại vú sữa: lò rèn, cà na và vú sữa tím, trong đó loại Lò Rèn có giá nhất, đầu mùa lên tới 30.000 đ/kg, cuối mùa rẻ nhất cũng trên 15.000 đ/kg. Ông cho biết vú sữa dễ trồng, ít bị bệnh, trái ra đều đặn, ít bỏ mùa như xoài. Ở Phong Điền, bà con trồng vú sữa có hai cách, hoặc chuyên canh hoặc trồng xen với các loại cây ăn trái khác. Nếu trồng chuyên canh phải có mương dẫn nước, đất trồng cao hơn mục nước từ 3 – 4 dm. Mỗi líp chỉ trồng một hàng cây và cách nhau khoàng 7 m.

Ông Hai cho biết vú sữa tuy dễ trồng, dễ thích nghi với vùng đất cao, đất nạc, nơi có mực nước phù sa lên xuống, nhưng người trồng cũng phải nắm vững kỹ thuật từ lúc chọn giống, lên liếp cho tới lúc bón phân, bẻ trái. Điều cần nhất là sau khi thu hoạch cuối vụ, nhà vườn phải cắt tỉa bớt nhánh, xử lý đúng kỹ thuật để giúp cây phát tán đều, nhận đủ ánh sáng để trái mùa sau sai, to và chất lượng ngon hơn. Theo kinh nghiệm của ông, nếu vườn trồng đạt yêu cầu, mỗi công vú sữa có thể thu hoạch từ 2 – 4 tấn, trừ hết các chi phí còn lời từ 20 - 30 triệu đồng (tùy cây mới trồng hoặc trồng lâu năm). Thông thường một cây vú sữa chiết, sau 2 năm chăm sóc sẽ cho trái chiếng, nhưng phải sau 5 năm cây mới cho trái sai, cây càng to, trái càng nhiều. 

Vào những ngày vô vụ, nếu có dịp về Giai Xuân – Phong Điền chúng ta sẽ tận mắt chứng kiến những vườn vú sữa trĩu quả, trái to, căng tròn thật ấn tượng. Và không gì vui bằng cảnh bà con tất bật hái trái, vận chuyển đến các vựa để phân loại, đóng hàng chở đi các nơi khiến cho miền quê trở nên rộn ràng tất bật. Nhờ trồng nhiều nên thương lái đến tân nơi thu hàng, bà con không còn phải vất vả chở đi bán lẻ như trước kia.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm