| Hotline: 0983.970.780

Giống Tej Vàng thể hiện màn trình diễn vượt trội ở Tương Dương

Thứ Sáu 31/03/2017 , 07:30 (GMT+7)

Về kỹ thuật canh tác nói chung, không ai giỏi hơn đội ngũ khuyến nông, còn về chuyện phòng trừ dịch bệnh không ai giỏi hơn đội ngũ bảo vệ thực vật.

 

20-13-12_img_1065
Ruộng lúa Tej Vàng thật mãn nhãn

Về kỹ thuật canh tác nói chung, không ai giỏi hơn đội ngũ khuyến nông, còn về chuyện phòng trừ dịch bệnh không ai giỏi hơn đội ngũ bảo vệ thực vật. Giống có thể tốt ở vùng này nhưng có chống chịu được với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh, của sâu bệnh khi đưa vào vùng sinh thái khác hay không lại là một chuyện.

Bởi thế mà việc đưa vào khảo nghiệm, trình diễn, đánh giá và lựa chọn những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt để bổ sung vào cơ cấu giống lúa là việc làm thường xuyên, hàng vụ, hàng năm của các Trạm Khuyến nông cũng như Trạm BVTV huyện. Sự cẩn trọng này vừa rút ngắn quá trình chọn lựa giống tốt của người nông dân vừa giúp họ giảm thiểu nhất những thất bại không đáng có nếu tự biến mình thành “chuột bạch”.

Trước khi đưa Tej Vàng vào địa bàn trên diện rộng, UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) đã yêu cầu Trạm BVTV huyện phối hợp với Công ty Bayer Việt Nam trồng trình diễn thử trên quy mô 1 ha ở vụ mùa tại xã Yên Na.

Mục đích của mô hình để đánh giá sự phù hợp, nhất là khả năng chống chịu các điều kiện bất lợi, sâu bệnh từ đó đề nghị bổ sung vào cơ cấu nhằm thay thế các giống lúa lai cũ đã có biểu hiện thoái hóa, sức đề kháng kém. Khả năng đầu tiên mà những người thực hiện mô hình chấm điểm cho Tej Vàng là giống chịu hạn rất tốt. Ở điều kiện hạn hán kéo dài nhưng giống vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường và hơn thế còn đẻ nhánh rất khỏe.

Vụ mùa đó, tình hình sâu bệnh diễn biến tương đối phức tạp, đặc biệt là dịch sâu cuốn lá phá hại nặng nề gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất của tất cả các giống lúa.

20-13-12_img_0700
Tej Vàng thể hiện khả năng sinh trưởng và chống chịu rất tốt so với các giống đại trà trên địa bàn

Dưới áp lực của đạo ôn, nhiều giống trên cùng cánh đồng đã phải phun phòng và điều trị nhiều lần, năng suất giảm khiến cho những người thực hiện mô hình lo lắng cho Tej Vàng. Thế nhưng nó không hề bị phơi nhiễm đạo ôn chứng tỏ một sức đề kháng tốt, một nội lực rất mạnh ẩn chứa ở bên trong. Đây chính là điều gây bất ngờ, thích thú cho những người làm mô hình.

Về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, trong cùng điều kiện canh tác, chế độ chăm bón và thậm chí còn giảm số lần phòng trừ sâu bệnh (bởi ít bị lây nhiễm) nhưng Tej Vàng đã thể hiện khả năng đẻ nhánh khỏe hơn, cho số bông hữu hiệu cao hơn so với đối chứng.

Cụ thể Tej Vàng đã cho trung bình 7 dảnh hữu hiệu/khóm trong khi giống đối chứng chỉ đạt 6 dảnh hữu hiệu/khóm. Qua đo đếm các yếu tố cấu thành năng suất của Tej Vàng đều cho kết quả cao hơn hẳn so với giống đối chứng với năng suất thực thu đạt 65,5 tạ/ha trong khi đối chứng chỉ đạt 56,5 tạ/ha.

Dựa trên việc quan sát tỉ mỉ các đặc điểm sinh học của Tej Vàng như khả năng đẻ nhánh khỏe vượt trội, bộ lá gọn- chứng tỏ có thể cấy tăng mật độ, thời gian sinh trưởng trung bình và năng suất khá, Trạm BVTV huyện đã kết luận đây là giống rất phù hợp cho việc bố trí trong vụ hè thu. Với trình độ canh tác thông thường, chế độ chăm sóc không có gì đặc biệt nhưng giống có thể thích ứng với nhiều chân đất khác nhau.

Bởi Tej Vàng đã thể hiện màn trình diễn rất vượt trội và cho hiệu quả kinh tế cao ở vụ hè thu nên Trạm BVTV Tương Dương đề nghị tiếp tục được xây dựng mô hình ở vụ đông xuân để thử xem sự phù hợp và tính ưu việt của giống.

Từ đó làm cơ sở để các phòng ban chuyên môn trong huyện tuyên truyền khuyến cáo đưa giống vào sản xuất trên diện rộng trong những năm tiếp theo, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất cho những người trồng lúa.

Tej Vàng là giống lúa lai 3 dòng do viện nghiên cứu lúa của Bayer tại Ấn Độ nghiên cứu từ năm 2012 và được thương mại hoá tại Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam. Giống có 3 đặc điểm nổi trội sau:

Chứa tổ hợp gene kháng bạc lá (có 3 gene kháng bạc lá) bằng cách lai tạo truyền thống và hiện đại nên gần như có khả năng kháng tối đa bệnh bạc lá, khác với các giống có 1 chứa 1 gen kháng bạc lá.

Năng suất cao hơn lúa thuần 20% và cao hơn lúa lai cùng trà 5% với trung bình đạt 68 đến 75 tạ/ha.

Hạt gạo dài 7,1mm, dài nhất trong các giống lúa hiện nay, chất lượng cơm ăn khá.

Ở các tỉnh có áp lực bệnh bạc lá nặng Tej Vàng là giống duy nhất chứa đa gene kháng bạc lá nên luôn là sự lựa chọn số một.

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm