| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh: Cấp bách phòng trừ sâu bệnh

Thứ Tư 11/04/2018 , 08:48 (GMT+7)

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa tổ chức hội nghị trực tuyến chỉ đạo bổ cứu sản xuất, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi trong thời gian tới.

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Hà Tĩnh, tình hình dịch bệnh trên vụ lúa xuân 2018 diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt là bệnh đạo ôn. Theo đó, giai đoạn đạo ôn lá, bệnh phát sinh gây hại trên diện tích hơn 2.054ha; tập trung ở huyện Cẩm Xuyên (1.167ha); Đức Thọ (550ha); Can Lộc (102ha); Vũ Quang (53,5ha)...; có 0,5ha bị cháy dưới dạng chòm, khóm.

09-29-38_2
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh yêu cầu ngành chuyên môn và các địa phương không được chỉ đạo kiểu quan liêu

Ngành chức năng đã hướng dẫn người dân tập trung thực hiện các giải pháp phòng trừ các vết bệnh đạo ôn lá phần lớn chuyển sang mãn tính, các vết bệnh cấp tính xuất hiện rải rác trên giống P6, Xi23, XT28, VTNA2. “Mặc dù đã kiểm soát được đạo ôn lá, song nguồn bệnh trên đồng ruộng và ký chủ phụ đang tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành dịch đạo ôn cổ bông khi gặp thời tiết thuận lợi giai đoạn trổ”, ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Tĩnh cảnh báo.

Để tránh lặp lại kịch bản “bão” đạo ôn cổ bông như vụ xuân 2017, ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo người dân cần chủ động kiểm tra, rà soát diện tích còn xuất hiện vết bệnh cấp tính để tập trung xử lý dứt điểm đạo ôn lá. Theo dõi diễn biến tình hình sinh trưởng và điều kiện thời tiết để thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông.

Trước mắt, cung cấp đủ nước tạo điều kiện cho lúa làm đòng, căn cứ tình hình sinh trưởng của từng trà lúa để tiến hành bón đón đòng với lượng phân bón khoảng 4 – 5kg kaliclorua, 1 – 3kg đạm ure/sào tùy thuộc vào thực tế trên đồng ruộng.

Đối với diện tích vừa qua nhiễm đạo ôn lá cần khoanh vùng, cắm vè và phun thuốc phòng đạo ôn cổ bông theo nguyên tắc “4 đúng”; thời gian phun lần 1 khi lúa trổ vè, phun lại lần 2 khi lúa đã trổ thoát bằng các loại thuốc thương phẩm hiện có trên địa bàn như: Ninja 35SE, Filia 525SC, Fuji one, Ka-Bum 800WP, Beam 75WP, Kabim 30WP... Đồng thời, theo dõi chặt chẽ thời tiết giai đoạn lúa đòng già, trổ vè, soát xét những diện tích có nguy cơ nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông để quyết định số diện tích cần phun phòng đảm bảo sản xuất hiệu quả, an toàn.

Ngoài bệnh đạo ôn phát sinh, gây hại, hiện có hơn 1.000ha lúa nhiễm bệnh đốm nâu. Tỷ lệ nhiễm trung bình 5 – 10%, nơi cao 15 – 20%, cục bộ một số diện tích nhiễm nặng đến 90%.

09-29-38_1
Bệnh đạo ôn cổ bông “ăn” hơn 10 vạn tấn thóc vụ xuân 2017 là bài học đắt giá cho Hà Tĩnh trong công tác phòng chống dịch bệnh

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn cho rằng, đại dịch đạo ôn cổ bông vụ lúa xuân 2017 là bài học sâu sắc, cay đắng cho ngành NN-PTNT và cho cả hệ thống chính trị. Thời điểm đó, đạo ôn lá cũng chỉ hơn 2.000ha nhưng chỉ trong thời gian ngắn diện tích nhiễm đạo ôn cổ bông lên đến hơn 20.000ha, nông dân mất hơn 10 vạn tấn thóc. “Đến bây giờ việc rút bài học nguyên nhân, trách nhiệm vẫn chưa xong. Chúng ta đã và đang khắc phục các hạn chế, tuy nhiên để công tác phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả, ngành NN-PTNT và các địa phương không được lơ là, chỉ đạo kiểu quan liêu; cán bộ kỹ thuật, cán bộ xã, huyện phải nắm được thời gian trỗ từng giống; khu vực có nguy cơ là “ổ” bệnh đạo ôn cổ bông để hướng dẫn cụ thể cho nông dân phun phòng trừ.

Ngoài ra, theo dõi, cập nhật kịp thời diễn biến thời tiết, độ ẩm, sương mù trong ngày, tốc độ gió để khuyến cáo bà con phun đúng kỹ thuật, tránh tình trạng dự báo chung chung bắt nông dân phải phun đi phun lại nhiều lần, vừa tốn kém vừa không hiệu quả”, ông Lê Đình Sơn nhấn mạnh.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm