| Hotline: 0983.970.780

Hạn chế lạm dụng hóa chất canh tác cây ăn trái

Thứ Sáu 14/10/2016 , 13:10 (GMT+7)

Ông Lê Quốc Cường, GĐ Trung tâm BVTV phía Nam cho biết, do đáp ứng nhu cầu thị trường, nông dân trồng cây ăn trái với mật độ rất dày và lạm dụng phân, thuốc hóa học dẫn đến đất ngày càng cạn kiệt.

08-56-12_nh-1-su-dung-phn-huu-co-giup-cy-co-mui-gim-benh
Sử dụng phân hữu cơ giúp vườn cây ăn trái giảm bệnh
 

Những yếu tố nêu trên đã tạo điều kiện cho nhiều đối tượng sinh vật xâm nhập gây hại, sâu bệnh tấn công cây ăn trái, đặc biệt là bệnh vàng lá gân xanh ở (cam, quýt), bệnh chổi rồng trên nhãn.

Sâu bệnh không chủ yếu xuất hiện tại vườn, có thể di trú từ nơi này sang nơi khác, rầy chổng cánh truyền bệnh sang vườn khỏe của bà con. Một trong nhiều giải pháp là trồng cây chắn gió để ngăn chặn sự xâm nhiễm của rầy, đối với một số cây trồng rải rác cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ.

Hiện nay ruồi đục trái là một vấn nạn mà hầu hết nông dân các nước trên thế giới rất sợ, ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu. Vì vậy cần phải có biện pháp quản lý hạn chế tác hại của ruồi đục trái như vệ sinh vườn, xử lý cho ra trái đồng loạt, dùng bẫy dính màu vàng hấp dẫn ruồi để diệt, sử dụng các chất dẫn dụ diệt ruồi. Bao trái là giải pháp rất tiện ích hạn chế sử dụng thuốc BVTV tối đa, bảo đảm được vệ sinh an toàn thực phẩm.

PGS.TS Trần Văn Hâu, khoa Nông nghiệp và ứng dụng sinh học (ĐH Cần Thơ) nhận định, để hạn chế mầm bệnh trong đất là rất khó, nấm bệnh phát triển làm cây chết, khi trồng lại cây vẫn chết do nấm bệnh vẫn còn trong đất. Vì vậy cần xử lý nấm một cách triệt để, đặc biệt trên cây có múi.

Hai bệnh ảnh hưởng rất lớn đến vườn cây là bệnh vàng lá gân xanh và bệnh vàng lá thối rễ do nấm trong đất gây ra, ngoài ra còn có bệnh xì mủ thân cũng do nấm Phytophthora, bệnh này sống trong đất.

Để ngừa bệnh đối với cây có múi, biện pháp đem lại hiệu quả là sử dụng phân hữu cơ để cải tạo đất, nếu áp dụng bón phân hữu cơ để đất thông thoáng, ngoài lợi ích giúp cải tạo đặc tính hóa học, lý học và sinh học trong đất còn tạo điều kiện nấm bệnh không phát triển được, đặc biệt hiện bà con kết hợp với nấm Trichoderma. Đây là một biện pháp phòng trừ có hiệu quả.

08-56-12_nh-2-su-dung-phn-huu-co-giup-cy-co-mui-gim-benh
Sử dụng phân hữu cơ giúp vườn cây ăn trái giảm bệnh
 

“Quản lý bệnh vàng lá thối rễ, biện pháp sử dụng thuốc hóa học, chỉ sử dụng trong trường hợp tức thời để xử lý ban đầu, còn biện pháp bền vững lâu dài là sử dụng phân hữu cơ. Vì vậy với bối cảnh hiện nay để SX ra một sản phẩm sạch, an toàn, đặc biệt cho con người và môi trường thì trồng cây có múi sử dụng phân hữu cơ rất có lợi cho cây và cho con người”, PGS.TS Trần Văn Hậu nói.

Th.S Nguyễn Văn Đém, đại diện Cty Behn Meyer (CHLB Đức) cho biết, vườn cây bón phân hữu cơ sẽ giúp giữ nước tốt, đặc biệt khi bón vào dù tan nhanh nhưng cây vẫn giữ lại chất dinh dưỡng. Số dinh dưỡng còn dư thì có thể giữ lại ở keo đất. Bón phân hữu cơ giúp giữ các chất dinh dưỡng lại tốt hơn.

Trong canh tác cây lâu năm, biện pháp bón phân hữu cơ rất quan trọng, giúp duy trì độ màu mỡ, giúp đất chậm suy thoái, giữ đất có độ màu mỡ và chất dinh dưỡng tốt hơn.

Ngoài ra có thể phun phân bón để bổ sung dinh dưỡng cho cây, tái tạo bộ rễ mới như sản phẩm Avant Natur, Basforliar K. Đây là cặp đôi giúp cho cây hấp thu dinh dưỡng ngay lập tức, tái tạo lại bộ rễ bị thối, cây phát triển mạnh lên, cung cấp dạng kẽm, giúp cây xanh lại, giảm bệnh tấn công.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm